Những thay đổi ở vùng kín khi mang thai
Mang thai là một niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người phụ nữ nhưng cũng đem lại khá nhiều phiền toái.
Để được làm mẹ, phụ nữ phải trải qua rất nhiều thay đổi của cơ thể khi mang thai và sinh nở, ngoài sự thay đổi ở ngoại hình, thì việc thay đổi ở vùng kín khi mang thai cũng khiến nhiều người quan tâm và lo lắng, ví dụ như lông mu phát triển dày hơn, âm hộ trở nên đậm màu hay là sự tăng tiết dịch kèm theo cảm giác ướt át thường trực.
Đây là vấn đề khó nói và nhạy cảm mà mẹ bầu nào cũng gặp phải trong thai kì.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn và cơ địa của mỗi người mà sẽ có những thay đổi khác nhau, vì vậy mà mẹ bầu cần biết rõ hơn về những thay đổi thầm kín trong thai kì và chuẩn bị sẵn tinh thần để tránh bỡ ngỡ khi gặp bất cứ sự khác biệt nào.
Vùng kín có nhiều thay đổi khó nói và trở nên nhạy cảm hơn trong thời gian mang thai
1. Màu sắc biến đổi
Đây có lẽ là dấu hiệu đầu tiên và sớm nhất báo hiệu mẹ đã có thai. Nguyên nhân là do nội tiết tố estrogen và progesterone bắt đầu tăng cao trong thai kỳ, sắc tố da melanin cũng gia tăng theo và làm cho sẫm màu da ở vùng kín của mẹ bầu. Ngoài ra, do lưu lượng máu tập trung dồn về tử cung nên những vùng lân cận như âm đạo cũng sẽ bị biến sắc chuyển từ hồng sang xanh hoặc tím.
2. Ra máu
Mang thai có nghĩa là chu kì kinh nguyệt sẽ biến mất. Nhưng trong vòng 3 tháng đầu của thai kì, mẹ sẽ thấy có hiện tượng ra một chút máu. Theo tổ chức chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em March of Dimes (Mỹ), có đến 50% phụ nữ mang thai bị ra máu vô hại trong tam cá nguyệt thứ nhất.
Điều này khi mới mang thai thường không đáng lo do phôi thai bắt đầu bám vào tử cung và phát triển. Nhưng nếu máu ra thường xuyên, có màu sắc bất thường thì mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt.
Những thay đổi ở vùng kín khi mang thai - "Cô bé" sậm màu hơn và có thể ra máu trong thai kì
3. Giãn tĩnh mạch
Rất nhiều mẹ bầu ngạc nhiên bởi cứ nghĩ chỉ có ngực hay tay chân mới bị giãn tĩnh mạch, nhưng thực ra "cô bé" cũng gặp hiện tượng này.
Theo tạp chí Phlebolymphology, có khoảng 10% mẹ bầu mắc chứng giãn tĩnh mạch và bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 5 trở đi do lúc này thai nhi bắt đầu lớn dần, lưu lượng máu tăng lên, tử cung mở rộng và chèn các tĩnh mạch trong khung xương chậu.
Hiện tượng này sẽ giảm dần sau 6 tuần sau sinh, mẹ có thể tắm bằng nước ấm, nằm nghiêng bên trái và nâng chân lên khi có thể để cải thiện chứng giãn tính mạch ở vùng kín của mẹ bầu.
4. Mu sưng to hơn
Trong thai kỳ, lưu lượng máu và các thành phần chất lỏng vận chuyển đi khắp cơ thể và đến tử cung tăng đến 50% để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì sự gia tăng lưu lượng máu đến tử cung đã khiến cho mu và âm đạo của người mẹ sưng phồng lên, nhạy cảm hơn.
Đây cũng là một trong những thay đổi ở vùng kín khi mang thai khiến cho mẹ tăng thêm khoái cảm và mức độ thỏa mãn trong đời sống chăn gối.
Lưu lượng máu tăng lên được vận chuyển đến tử cung khiến cho mu và âm đạo của người mẹ sưng phồng lên và nhạy cảm hơn
5. Lông mu dày và cứng hơn
Ngay từ khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ phát hiện ra rằng phần lông mu có phần dài thêm và cứng hơn. Nguyên nhân cũng chính là do hormone estrogen tăng không chỉ khiến tóc dày và cũng khiến lông mu và lông trên các bộ phận cơ thể khác phát triển dày và cứng hơn.
Ngoài ra, cơ thể người mẹ cũng tiết mồ hôi nhiều hơn trong khi mang thai, làm cho lỗ chân lông tắc nghẽn nhiều hơn bình thường và lông mu cũng dễ bị bắt lại, cứng hơn.
6. Âm đạo biết "xì hơi"
Có lẽ thay đổi ở vùng kín khi mang thai này ít được nhắc đến, nhưng nó vẫn xảy ra. Âm đạo sưng lên và làm cho luồng khí bị mắc kẹt bên trong sau đó bị lực đẩy ra ngoài và tạo ra tiếng ồn khiến nhiều mẹ bầu khá xấu hổ mặc dù không chủ định phát ra.
Hiện tượng này có thể nhiều nguyên nhân kết hợp như vòng bụng đang phát triển to lên, vị trí giao hợp, động tác thể dục hay do cơ sàn chậu phải hoạt động quá mức.
7. Tăng tiết dịch
Cũng chính sự gia tăng về nội tiết tố, hàm lượng estrogen và progesterone trong thai kỳ mà dịch âm đạo của mẹ bầu được tiết ra nhiều hơn khiến cho mẹ có cảm giác ướt át nơi vùng kín.
Trong 3 tháng đầu, dịch âm đạo tiết ra thường có màu trắng sữa, nhẹ mùi, nhưng về sau thì dịch tiết ra nhiều khiến chị em luôn có cảm giác "ướt át" đến nỗi phải thay quần lót tới vài lần trong ngày. Đến tháng cuối, dịch nhầy tiết ra kèm theo máu sẽ báo hiệu mẹ sắp chuyển dạ để sinh bé rồi đấy.
Những thay đổi vùng kín trong thai kì gây ra nhiều phiền toái và cảm giác khó chịu cho mẹ bầu nhưng sẽ giảm dần sau khi mẹ sinh bé
8. Viêm nhiễm, nấm ngứa, nặng mùi
Quả đúng là vậy, đây thực sự là những thay đổi ở vùng kín khi mang thai gây ra khá nhiều phiền toái đối với mẹ bầu. Hormone thai kỳ có thể gây ra sự phát triển quá mức với một số loại vi khuẩn hoặc nấm kí sinh dẫn đến nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm nấm. Tình trạng dịch tiết âm đạo nhiều tới mức viêm nhiễm, nấm ngứa, nặng mùi cũng không phải là ít.
Tình trạng này khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí vùng kín khá nặng mùi. Ngoài ra, nồng độ PH biến đổi cùng với sự tăng tiết dịch âm đạo và điều kiện vệ sinh không đảm bảo sẽ càng làm tình trạng viêm nhiễm phụ khoa của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn.
Trên đây là những thay đổi rất đỗi bình thường của cơ thể khi mang thai và sẽ tự trở lại bình thường sau sinh nên mẹ bầu không cần lo lắng thái quá. Tuy nhiên trong những trường hợp thay đổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt thì mẹ cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn càng sớm càng tốt.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm