Nuốt hạt chôm chôm có sao không

Nuốt hạt chôm chôm có sao không? Hạt chôm chôm quá đường kính không quá lớn, người trưởng thành vô tình nuốt từ 1 đến 2 hạt không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ do cổ họng còn bé, hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện nên việc nuốt hạt chôm chôm là vô cùng nguy hiểm.
05/12/2017 15:46

 Trẻ nhỏ nuốt hạt chôm chôm có thể bị tử vong

Hạt có hình bầu dục dẹp, không trơn do bên ngoài có một lớp màng cứng bảo vệ. Tuy nhiên, nếu lớp màng này bị bong ra trong khi ăn dễ khiến người ăn vô tình nuốt hạt chôm chôm vào bụng. Đối với người trưởng thành có sức khỏe tốt, việc nuốt 1 hạt chôm chôm vào trong dạ dày không quá nguy hiểm bởi cơ thể có thể đào thải chúng ra. Thêm nữa, trong hạt chôm chôm không có độc tố gây quy hiểm cho sức khỏe.

Tuy nhiên với những người mắc bệnh lý về dạ dày, đường tiêu hóa thì cần phải cẩn thận, tránh để nuốt nhầm hạt chôm chôm. Với vỏ hạt cứng có thể làm tổn thương thành dạ dày, nhất là đối tượng bị viêm loét dạ dày. Mặt khác, nếu nuốt quá nhiều hạt chôm chôm có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Đối với trẻ em, hạt chôm chôm là thứ vô cùng nguy hiểm. Trẻ nhỏ vô tình nuốt hạt chôm chôm có thể gây khó thở, tử vong chỉ trong vòng vài phút. Trên thực tế đã có một số trẻ thiệt mạng vì hạt chôm chôm.

Nuot hat chom chom co sao

 

Nuốt hạt chôm chôm có sao không, trẻ nhỏ nuốt chôm chôm có thể tử vong do ngạt thở

Tháng 8/2015, bé Nguyễn Trần Tường Vy (3 tuổi) đã tử vong vì nuốt trọn cả phần nhân quả chôm chôm (bao gồm cả hạt bên trong). Sau khi nhận thấy con mình bị hóc chôm chôm, bố của bé đã dùng tay móc vào miệng để lấy quả chôm chôm ra.

Tuy nhiên lúc dày da mặt bé đã tím tái, cố gắng tìm cách cách để móc quả chôm chôm ra, nhưng càng móc thì bé càng ngạt thở. Khi chuyển đến bệnh viện thì bé đã tử vong.

Đầu năm 2016, bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh) tiếp nhận vé trai bị hóc hạt chôm chôm. Theo phụ huynh, bé đang ăn chôm chôm thì bị ho dữ dội. Thấy con trai có dấu hiệu da tím tái, gai đình đã đưa bén đến ngay bệnh viện địa phương. Tuy nhiên do bệnh cảnh của bé quá phức tạp nên các bác sĩ đã chuyển lên tuyến trên.

Tại bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM), các bác sĩ khoa cấp cứu đã xác định bé ngừng tim, ngừng thở từ trước lúc chuyển đến đây. Kết quả chẩn đoán cho thấy, bé tử vong do thiếu oxy lên não. Bởi ngay sau khi bị hóc, hạt chôm chôm đã trôi xuống đường thở dẫn đến không thở được.

Đối với trẻ nhỏ, các loại hạt trái cây là thành phần vô cùng nguy hiểm. Tốt nhất phụ huynh không nên cho bé lại gần, cho bé nghịch để tránh gây nguy hiểm.

Tác dụng ít biết của hạt chôm chôm

Thông thường khi ăn chôm chôm chúng ta thường bỏ hạt. thế nhưng ít ai biết được hạt chôm chôm là một trong những vị thuốc quan trọng có khả năng chữa bệnh tiểu đường.

Cách chữa tiểu đường bằng hạt chôm chôm khá đơn giản: bạn chỉ cần sử dụng khoảng 5 hạt chôm chôm rang lên cho chín đều và giã nhuyễn thành bột, chế nước sôi, khấy đều để nguội. Mỗi ngày dùng từ 1 - 2 lần. Sử dụng trong khoảng 1 tháng sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Nuot hat chom chom co sao

 

Nuốt hạt chôm chôm có sao không, ăn chôm chôm tốt cho sức khỏe 

Ngoài hạt chôm chôm, quả chôm chôm, vỏ chôm chôm cũng có khả năng trị nhiều bệnh lý khác nhau. Quả chôm chôm có hàm lượng vitamin C, khoáng chất như đồng, mangan, kali, sắt, chất béo, protein, phốt pho... cao nên rất tốt cho sức khỏe.

Thường xuyên ăn chôm chôm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa tổn thương tế bào, phòng ngừa hiệu quả nhiều bệnh ung thư. Ngoài ra, ăn chôm chôm còn giúp cải thiện chất lượng tinh trùng, hỗ trợ sản xuất tế bào máu, điều trị kiết lỵ, giảm cân.

Tuy nhiên, chôm chôm là loại trái cây nhiệt đới, vị ngọt cao, nhiều đường, tính nóng nên nếu ăn nhiều có thể gây nhiệt cho cơ thể, khiến cơ thể bốc hỏa... Mặt khác, ăn nhiều chôm chôm có thể gây mụn nhọt, lở miệng, không tốt cho các cơ quan nội tạng.

comment Bình luận