Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội đến năm 2030
Đề án đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến và hiện đại phù hợp với quy mô dân số và đáp ứng toàn diện nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, hướng tới mục tiêu chất lượng, hiệu quả, tiến bộ, công bằng xã hội và hội nhập quốc tế. Tập trung phát triển nâng cao chất lượng dịch một số lĩnh vực tiếp cận ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và năng lực hệ thống y tế cơ sở, mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình. Phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện công lập.
Thành phố sẽ tập trung phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe theo vùng và theo các cấp khám bệnh, chữa bệnh được phân công (ban đầu, cơ bản, chuyên sâu); chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Cụ thể là hình thành 04 bệnh viện đảm nhận chức năng vùng (Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn). Phát triển các bệnh viện đa khoa hạng I và bệnh viện chuyên khoa đáp ứng khám chữa bệnh cấp chuyên sâu; các bệnh viện đa khoa hạng II đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cơ bản; các phòng khám đa khoa và trạm y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu theo quy định Bộ Y tế. Bên cạnh đó, củng cố, phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện đáp ứng nhu cầu cấp cứu của người dân trên địa bàn thành phố.
Khám chữa bệnh cho trẻ em tại Bệnh viện Nhi Hà Nội
Tiếp đến là phát triển nguồn nhân lực y tế đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, năng lực chuyên môn và y đức, với cơ cấu và phân bố hợp lý. Chuyển đổi số toàn diện hướng tới y tế thông minh.
Đề án cũng đề ra nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể để thực hiện từ nay đến năm 2030. Đó là rà soát, sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh thành phố theo 3 cấp khám chữa bệnh, bệnh viện đảm nhận chức năng vùng. Phát triển nguồn nhân lực y tế đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, năng lực chuyên môn và y đức, với cơ cấu và phân bố hợp lý. Nâng cao chất lượng các kỹ thuật chuyên môn trong khám chữa bệnh. Phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện gắn với phát triển thành phố thông minh. Chuyển đổi số toàn diện hướng tới y tế thông minh bằng cách phát triển các hệ thống thông tin, nền tảng dữ liệu tập trung; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các cơ sở khám, chữa bệnh hướng đến xây dựng bệnh viện thông minh. Tăng cường hợp tác quốc tế đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, đối ngoại và hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác điều trị dự phòng; truyền thông, giáo dục sức khỏe.
UBND thành phố cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, trong đó Sở Y tế là đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu UBND thành phố triển khai tổ chức thực hiện Đề án. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan để đảm bảo phát triển các bệnh viện vùng, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm cấp vùng phù hợp mạng lưới quy hoạch các cơ sở y tế. Chủ trì, thường trực tổng hợp, định kỳ báo cáo thành phố về tiến độ triển khai thực hiện, tham mưu giải quyết các vấn đề khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
Theo thống kê trên địa bàn thành phố có 19 bệnh viện tuyến trung ương với khoảng 10.420 giường bệnh; 10 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh thuộc bộ/ngành và 15 bệnh viện/viện thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng với khoảng 5.680 giường bệnh.
Thành phố có 42 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Tuyến quận, huyện, thị xã gồm 30 TTYT với 55 phòng khám đa khoa, 4 nhà hộ sinh. Tuyến xã, phường, thị trấn gồm 579 trạm y tế. Tổng số nhân lực khoảng gần 26.000 người, trong đó có trên 5000 bác sĩ.
Tính đến tháng 6/2024, có 15.399 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập đã được cấp phép hoạt động trên địa bàn thành phố, trong đó có 4648 cơ sở khám chữa bệnh (23 bệnh viện đa khoa, 21 bệnh viện chuyên khoa với số giường bệnh là 2203 với trên 16.000 nhân sự) và 10.691 cơ sở hành nghề dược. Hệ thống y tế ngoài công lập đã đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân, đồng thời giúp giảm quá tải cho các bệnh viện công lập. Các cơ sở kinh doanh dược phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng, kịp thời cho các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập và cho nhân dân trên địa bàn thành phố.
Thu Hằng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Doanh nhân Nguyễn Phương Hoa: Người kiến tạo thành công từ kiến thức và đam mê
“Thành công có công thức, thất bại có lý do” - câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa của CEO Nguyễn Phương Hoa, người sáng lập và điều hành Tập đoàn Relab Group.November 14 at 9:11 am -
Lợi ích vượt trội của sữa hạt đối với sức khỏe
Trong thời gian gần đây, sữa hạt được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với rất nhiều đối tượng. Vậy sữa hạt là gì? Giá trị dinh dưỡng của sữa hạt như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp các thắc mắc trên!November 13 at 10:23 am -
Vai trò của 2’FL HMO đối với trẻ nhỏ
Trong thời gian gần đây, trong một số loại sữa công thức có bổ sung thành phần dưỡng chất quan trọng là 2’FL HMO. Vậy dưỡng chất này là gì? Có lợi cho trẻ em như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin hữu ích về loại dưỡng chất đặc biệt này.November 13 at 10:23 am -
Sản xuất gia công sữa hạt theo yêu cầu – đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thị trường hiện đại
Sữa hạt dần trở thành lựa chọn dinh dưỡng phổ biến, đặc biệt với những người tìm kiếm thay thế sữa động vật hoặc duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu sữa hạt tăng cao khi người tiêu dùng chú trọng hơn vào dinh dưỡng tự nhiên và sức khỏe bền vững. Dịch vụ gia công sữa hạt theo yêu cầu là giải pháp lý tưởng giúp các thương hiệu cung cấp sản phẩm sữa hạt chất lượng.November 13 at 10:23 am