Phòng tránh tai nạn giao thông ở trẻ nhỏ và học sinh
Đặc điểm của tai nạn giao thông: 1/ Được thực hiện bằng những hành vi cụ thể.2/ Gây ra những thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe của con người, vật nuôi và tài sản,... 3/ Chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi cuối cùng trong vụ TNGT là đối tượng đang tham gia vào hoạt động giao thông.
Tình hình TNGT trên Thế giới và ở Việt Nam
Theo Quỹ Nhi đông Liên hiệp quốc (UNICEF), hằng năm trên thế giới TNTT làm ít nhất 5,5 triệu người chết và gần 100 triệu người bị thương tật vĩnh viễn. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 83.000 trẻ em tử vong do TNTT, gần 2000 trẻ tử vong mỗi ngày và mỗi giờ có hơn 100 trẻ em bị thiệt mạng do TNTT. Khoảng 80% các TNTT xẩy ra ở các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó người bị TNGT chiếm tỷ lệ cao.
Trên phạm vi toàn cầu, TNGT là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất so với các TNTT khác. Hằng năm số vụ TNGT tăng thêm 10% (con số này ở các nước nghèo và đang phát triển cao hơn ở các nước công nghiệp phát triển). Phổ biến nhất hiện nay ở phần lớn các quốc gia là TNGT đường bộ. Trung bình mỗi năm có trên dưới 1,2 triệu người tử vong do TNGT đường bộ và hàng chục triệu người khác bị thương tích.
(Ảnh minh họa)
Ở Việt Nam, TNGT xảy ra hàng năm chiếm tỷ lệ rất cao. Bình quân trên cả nước mỗi tháng xảy ra hàng ngàn vụ TNGT, mỗi ngày có khoảng 30-40 người chết và và hàng trăm người bị thương tích do TNGT. Trong số những nạn nhân của TNGT, 40% ở trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
Nguyên nhân khách quan:
- Do người điều khiển phương tiện giao thông thiếu hiểu biết hoặc không chấp hành luật giao thông.
- Người đi xe đạp, xe máy dàn hang ngang, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách.
- Lái xe ô tô nhưng không có bằng lái, uống rượu bia không kiểm soát được tốc độ.
- Do những người thiếu ý thức gây ra các hành vi nguy hiểm cho nười tham gia giao thông như:
+ Người đi bộ chạy qua đường bất ngờ, không quan sát, chơi đùa, đu bám tàu xe, đá bóng, phơi thóc lúa, rơm rạ, đỗ xe,... dưới lòng đường.
+ Xây nhà ở, lều quán, vi phạm hành lang giao thông.
+ Một số kẻ rải đinh, vật nhọn trên đường, ném đá lên xe ô tô, tàu hỏa, tháo ốc vít trên đường ray tàu hỏa.
- Do các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn
- Do môi trường giao thông không an toàn: đường giao thông chất lượng xấu, thiếu biển báo, đèn hiệu, đèn chiếu sáng, phương tiện vận chuyển không an toàn.
- Do các cơ quan quản lý giao thông có sai sót trong qui hoạch xây dựng, bảo quản công trình giao thông và các phương tiện giao thông.
Nguyên nhân chủ quan:
- Do chính bản thân người bị tai nạn thiếu hiểu biết hoặc không chấp hành luật lệ giao thông, coi thường sự nguy hiểm:
+ Bản thân chạy qua đường bát ngờ, khiến người điều khiển phương tiện giao thông không xử lý kịp, xe đâm phải người.
+ Đá bóng, đùa nghịch, chơi trò chơi trên đường phố, đường quốc lộ... bị xe đâm phải.
+ Đu bám, đuổi theo xe ô tô, tàu hỏa... dẫn đến ngã, va chạm, gây thương tích.
+ Chăn dắt súc vật, ngủ quên trên đống rơm rạ phơi cạnh đường bộ hoặc đường sắt nên bị các phương tiện giao thông cán phải.
Những nguyên nhân trên không những gây TNTT cho người, vật nuôi mà còn gây thiệt hạ về kinh tế cũng không hề nhỏ: Chi phí chữa trị cho người bị tai nạn, chi phí mai táng, thiệt hại về phương tiện, cơ sở hạ tầng… Ngoài ra, tai nạn giao thông còn gây bệnh tâm lý với người bị tai nạn, người thân của họ cũng như rất nhiều người dân cùng tham gia giao thông.
Phòng tránh tai nạn giao thông đối với trẻ em mầm non và học sinh
Học tập về luật an toàn giao thông
+ Các nhà trường từ mầm non đến phổ thông trung học phỉ cho học sinh được học về Luật an toàn giao thông.
+ Thầy cô giáo, phụ huynh học sinh phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông để làm gương cho trẻ em, học sinh noi theo. Thường xuyên nhắc nhở con em tuân thủ các quy tắc, luật lệ, nội quy về an toàn giao thông.
Đảm bảo an toàn, giảm thiểu TNGT
- Khi trẻ em, học sinh đi bộ:
+ Không cho trẻ chơi đùa dưới lòng đường, vỉa hè hoặc gần đường giao thông.
+ Không trèo qua giải phân cách, đu bám xe máy, ô tô, đang chạy trên đường.
+ Chỉ được sang đường ở những nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ. Luôn đi đúng phần đường giành cho người đi bộ.
.+ Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ khuyết tật khi đi bộ qua đường.
- Khi trẻ em, học sinh đi xe đạp, xe máy:
+ Không cho trẻ em dưới 12 tuổi đi xe đạp và dưới 18 tuổi đi xe máy khi tham gia giao thông.
+ Đi đúng phần đường giành cho xe đạp, xe máy. Không dàn hàng ngang, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, không chở 2,3 người.
+ Khi đang đi xe đạp, xe máy, nếu muốn dừng phải quan sát hai bên và đàng sau, đi chậm lại và có tín hiệu để người đi đường biết mình muốn dừng.
+ Không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh,... khi đang tham gia giao thông.
+ Không đi vào đường cấm, khu vực cấm, đường ngược chiều.
+ Người lớn khi chở trẻ em, học sinh đi xe máy phải cho trẻ đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
- Khi trẻ em, học sinh đi ô tô, xe buýt:
+ Nếu đi ô tô con, nên cho trẻ ngồi ghế sau người lái, tốt nhất ngồi giữa, có người lớn ngồi hai bên và phải đeo dây an toàn.
+ Khi lên hoặc xuống xe buýt nên chờ xe dừng hẳn rồi mới bước lên hoặc xuống xe, không chen lấn, xô đẩy nhau.
+ Không tự ý mở cửa xe, thò tay và đầu ra ngoài xe.
- Khi trẻ em, học sinh tham gia giao thông đường sắt:
+ Không vượt đường ngang, vượt rào chắn khi đã có tín hiệu của nhân viên đường sát hoặc đèn đỏ.
+ Không chơi đùa, chăn thả gia súc trên đường sắt; Không ném đất đá, các vật khác lên tàu hoặc ném từ trên tàu xuống.
+ Phải chấp hành nội quy đi tàu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Khi trẻ em, học sinh tham gia giao thông đường thủy:
+ Khi đi tàu, thuyền, phà,.. .phải được mặc áo phao.
+ Không lên tàu, thuền, phà,. Khi đã quá đông người.
+ Không chen lấn, xô đẩy nhau khi đang sử dụng phương tiện giao thông đường thủy.
+ Phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên điều khiển phương tiện.
- Khi trẻ em, học sinh tham gia giao thông bằng đường hàng không:
+ Trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 12 tuổi được bố trí chỗ ngồi riêng, trẻ dưới 2 tuổi, không có chỗ ngồi riêng và phải có người đi cùng.
+ Người lớn cần làm gương trong việc thực hiện các quy định về an toàn, an ninh hàng không và hướng dẫn, nhắc nhở các trẻ em đi cùng thực hiện.
NGND.PGS.TS.BS. Nguyễn Võ Kỳ Anh
Phó Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm