Phong tục thờ cúng tổ tiên dịp tết ở Nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam

Tết Nguyên đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, hi vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công. Cùng lắng nghe chia sẻ của TS. Lương y Phùng Tuấn Giang về phong tục thờ cúng tổ tiên dịp Tết Nguyên đán ở Nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam – Thọ Xuân Đường.
16/01/2023 14:58

Thờ cúng tổ tiên, nét đẹp văn hóa thiêng liêng của người Việt

“Con người có tổ, có tông,

Như cây có cội, như sông có nguồn”

Câu ca dao trên lưu truyền từ bao đời nay nhằm thể hiện mối quan hệ đầy thân thiết và tình nghĩa trong đại gia đình người Việt. Ví như cây thì có cội có gốc, nhờ gỗ bền rế sâu mà cành lá mới được xum xuê tươi tốt, mà đơn hoa kết trái; như sông nhờ có nguồn mà không bao giờ cạn, thì con người cũng vậy. Phải nhờ có tổ tiên, ông bà rồi mới có cha có mẹ, có chúng ta và các thế hệ con cháu sau này. Vì vậy, con cháu phải biết ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên của mình. 

2

TS. Lương y Phùng Tuấn Giang, Trung tướng Phùng Khắc Đăng cùng BLL họ Phùng Việt Nam trước Nhà thờ họ Phùng Thọ Am

Để tỏ lòng thành kính đối với những người đã khuất, trong mỗi gia đình người Việt đều có một bàn thờ để hàng năm, vào các ngày rằm hay mùng một hằng tháng, hoặc mỗi độ tết đến xuân về, hay các ngày giỗ, ngày lễ, con cháu sẽ sắm sửa lễ vật cùng với dâng nén hương thơm lên gia tiên. Từ lâu phong tục này đã trở thành chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người thấm nhuần trong tư tưởng người Việt của chúng ta. 

Bài trí bàn thờ như thế nào cho đúng cách?

Vị trí đặt bàn thờ

Bàn thờ được ví như một thế giới thu nhỏ của những người đã khuất, vì vậy vị trí đặt bàn thờ trong ngôi nhà và cách thức trang trí bàn thờ cũng phải đúng cách. Bài trí bàn thờ cần chọn vị trí khang trang nhất trong ngôi nhà, nếu có thể thì nên đặt ở một phòng riêng và không bị các không gian sinh hoạt khác tác động. Bàn thờ cần được đặt dựa vào tường, hướng thường đối diện với cửa chính nhưng tốt nhất là nên đặt theo hướng hợp với tuổi của gia chủ và hợp phong thủy để tăng vượng khí, đón tài lộc. Tùy theo tuổi gia chủ mà có các hướng Sinh khí, Thiên y, Diên niên và Phục vị với ý nghĩa khác nhau. Hướng Sinh khí giúp cho công việc của các thành viên trong gia đình được thuận lợi, đường công danh phát triển. Hướng Thiên y có lợi cho sức khỏe, vượt qua bệnh tật dễ dàng. Hướng Diên niên mang lại niềm vui, hạnh phúc, mối quan hệ tốt đẹp của các thành viên trong gia đình, hướng Phục vị giúp mang lại thành công, tự tin trong cuộc sống. 

Cần lưu ý là không nên đặt bàn thờ nhìn ra hướng ngũ quỷ hoặc tựa lưng vào phòng hoặc nhà vệ sinh. Tuyệt đối không nên đặt ở vị trí tuyệt mạng trong nhà. Vị trí tuyệt mạng này phụ thuộc vào hướng của ngôi nhà. Ví dụ vị trí tuyệt mạng ở Tây Nam nếu nhà ở hướng Bắc, tuyệt mạng ở Nam nếu nhà hướng Đông Bắc, tuyệt mạng ở Bắc nếu nhà hướng Tây Nam, tuyệt mạng ở Tây nếu nhà hướng Đông, tuyệt mạng ở hướng Đông nếu nhà ở hướng Tây. 

Các bài trí không gian thờ cúng

Không gian thờ cúng cần thể hiện sự tôn nghiêm, nên chọn màu chủ đạo như nâu gỗ, đỏ, sơn son thiếp vàng,… Trên bàn thờ tổ tiên, chính giữa là vị trí đặt bát hương tượng trưng cho tinh tú, trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng, tượng tưng cho trục của vũ trụ. Thông thường, các gia đình sẽ bày số bát hương với số lẻ, thường là 3 bát hương. Ở giữa là bát hương thờ thần linh thổ công, đặt cao hơn 2 bát hương còn lại ở hai bên, bên trái là bát hương tổ cô ông mãnh, bên phải là bát hương thờ gia tiên đầy đủ. Khi thắp hương cũng nên lưu ý là phải thắp ở bát chính giữa trước rồi mới đến bát hương tổ cô và gia tiên, khi cúng cũng phải cũng Thổ công trước. 

1

Ông Phùng Văn Phương - trưởng họ làm lễ cúng trước Từ đường

Ở góc ngoài nên đặt 2 cây đèn tượng tưng cho mặt Trăng và mặt Trời, bình cắm hoa hường đặt bên trái, hoa quả bánh trái đặt bên phải từ trong bàn thờ nhìn ra. Ba chén nước thường dùng để đựng rượu hoặc nước mỗi dịp cúng bài thì đặt phía trước bát hương. Ảnh thờ nên đặt phía sau bát hương, theo thứ tự “nam tả nữ hữu” nghĩa là nam bên trái, giá bên phải theo hướng từ bàn thờ nhìn ra. 

Cần dọn dẹp bàn thờ gia tiên, khi dọn dẹp tránh không xê dịch bát hương vì theo quan niệm xưa, bát hương xê dịch sẽ kinh động thần linh, tổ tiên, khi đó không tốt cho gia chủ.

Bàn thờ phải tinh sạch, đồ lễ cũng vậy. Về đồ lễ cũng cần tuân theo ba nguyên tắc: Tinh sạch; nhất thiết phải có món do mình tự nấu, trồng và lấy cái tâm làm chính. Người xưa thường đựng đồ lễ trong một cái mủng đội trên đầu và dùng vải sạch phủ lên trên là vì vậy, không gồng gánh hay cắp nách, để dưới thấp, bởi nó không tạo sự tinh sạch về tinh thần.

Cuối cùng chính là sự thành tâm, khiêm cung, kính cẩn. “Lễ bạc lòng thành” là câu khuyên bảo từ xưa.

Ngày Tết thắp hương cúng tổ tiên như thế nào cho đúng?

- Khi thắp hương trên bàn thờ gia đình nên có tâm thế khoan thai, bình thản, ăn vận trang nghiêm, thành kính dâng hương.

- Tùy thuộc vào mục đích và sở vọng mà thắp số lượng nén hương tương ứng (thường thắp số lẻ 1-3-5). Và khi châm hương thì chúng ta không nhất thiết phải châm cả bó khiến cho không khí thêm ngột ngạt.

- Khi thắp hương bạn cần thành kính nhất, nếu ở hương còn có lửa đỏ thì bạn cần nhẹ nhàng vẩy hương đi, tuyệt đối không nên dùng miệng để thổi tắt hương.

- Khi dâng hương, ngoài việc thầm cầu trong lòng, hoặc tụng niệm nhỏ, không nên nói chuyện với người đứng bên cạnh.

- Không đưa mũi lại gần để ngửi hương, đây là điều tối kị.

- Sau khi việc thắp hương hoàn tất, xung quanh bát hương nếu có tàn hương rơi vãi, nên dùng khăn sạch để lau sạch sẽ và không được dùng miệng để thổi những đám tàn hương đó bay đi.

- Nếu hương bị tắt, có thể nhấc ra châm lại, ở chùa có thể thu lại thành bó, dùng đồ đựng sạch sẽ để đốt, không nên tự ý vứt bỏ.

- Đến nhà người khác, không nên tự ý thắp hương, khi có lễ cúng gì thì mới cần làm như vậy, còn khi đến chơi thì bạn chỉ cần thắp một cây hương để báo thiên địa.

- Khi thắp hương nên để hương ở gần phía tim, cắm hương tay trái vì người ta quan niệm như thế là “tâm hương”, mình dâng hương bằng sự thành tâm thì sẽ được phù hộ an lành và thịnh vượng cho một năm mới.

3

TS. Lương y Phùng Tuấn Giang và ông Phùng Văn Phương - trưởng họ làm lễ trước Từ đường

Các bước làm nghi lễ thắp hương thắp hương 

Khi thực hiện thắp hương, gia chủ cần ăn vận trang nghiêm, thành kính. Sau đó chuẩn bị sẵn số lượng nén hương cần thắp rồi châm lửa. Năm nén thể hiện ngũ hành âm dương: kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, thường thắp trong những đàn lễ Tứ phủ, những đàn lễ cầu mưa thuận gió hòa. Sau khi chọn được hương rồi thì sẽ “bao sái đàn tràng”, tức là lau chùi ban thờ, đàn lễ cẩn thận cho sạch sẽ để mời các vị bề trên về ngự. Ba nén thường dùng thắp hương gia tiên hoặc ban thần linh, tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân. Một nén thể hiện sự nhất niệm, nhất tâm của người thắp hương với các bậc bề trên. Dùng ngón cái và ngón giữa để cắm hương, cắm thẳng ngay ngắn nén hương.

Sau đó tùy thuộc vào quan niệm tôn giáo để thắp hương cho phù hợp. Thông thường số que hương là số lẻ: chín nén, bảy nén, năm nén, ba nén, một nén. Chín nén thể hiện 9 phương trời 10 phương chư phật, thường dùng tế lễ trong đàn Phật.

Phong tục nhiều đời nay của Thọ Xuân Đường

Do làm nghề chữa bệnh cứu người nên Nhà thuốc làm việc đến cận những ngày sát tết để phục vụ nhân dân, nhưng Tết ở Thọ Xuân Đường vẫn luôn rất đầm ấm và cổ truyền.

z4043134079614_6c0ff8bd82218e512315f47951ffeaea

Gói bánh chưng đón tết đã thành hoạt động thường niên của Nhà thuốc

Sau ngày cúng ông công ông táo, Công đoàn Nhà thuốc sẽ tổ chức gói bánh chưng, mỗi năm tuỳ theo số lượng đăng ký mà làm bánh. Mỗi bộ phận một công đoạn, năm nào cũng vậy, gói nấu bánh chưng sẽ mất khoảng 3 ngày. Theo Tiến sĩ Giang: “Năm nay nồi bánh chưng của Thọ Xuân Đường sẽ rất đặc biệt vì nhân bánh được làm từ nhiều vị thuốc quý trong đó có Sâm Ngọc Linh, đông trùng hạ thảo…”

Cũng thành thông lệ nên quà tết luôn được chuẩn bị chu đáo, ngoài tặng cho nhân viên còn biếu những bệnh nhân nghèo, bệnh nhân gắn bó lâu năm với nhà thuốc, bệnh nhi và hàng xóm láng giềng, người già cô đơn, khó khăn… Phải nói không ở đâu không khí tết lại vẫn giữ được nét truyền thống như ở Thọ Xuân Đường.

Trong những ngày cuối năm sẽ chọn ngày đẹp nhất để tảo mộ và thắp hương mời các cụ về ăn tết với con cháu.

5

Nhan thắp Pháp Bảo Bình An được Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tư vấn công thức với nguyên liệu chính là trầm hương và các dược liệu quý, hương sạch và an toàn cho mọi nhà

Mâm cơm cúng tất niên ngày 30 tết với ý nghĩa tiễn biệt năm cũ và cung thỉnh tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Sau lễ cúng trên bàn thờ, các thành viên trong gia đình hội ngộ với nhau bên mâm cơm chiều cuối năm. Mỹ tục này được duy trì từ bao đời nay nên dù con cháu có đi làm ăn ở xa thì đến chiều 30 Tết cũng trở về bên gia đình thắp nén hương trên bàn thờ tổ tiên, hồi tưởng công lao của cha mẹ, ông bà, tổ tiên, những người đã khuất và cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho một năm mới bình an, hạnh phúc, không khí gia đình thật ấm cúng, chính vì vậy ai ai cũng tìm cách đoàn tụ với gia đình trong “bữa cơm đặc biệt” này. Không chỉ đoàn tụ với người sống, họ còn muốn tìm trong khoảnh khắc thiêng liêng này hình ảnh những người thân đã khuất bóng. Từ sau ngày cúng rước đến ngày cúng đưa sau Tết, trên bàn thờ gia tiên luôn được chăm lo “hương chong đèn rạng,” có đủ loại mứt bánh và các vật phẩm. Đặc biệt vào đúng mỗi bữa ăn, các con cháu phải bày đủ các món ăn trên bàn thờ, xem như tổ tiên, ông bà cùng có mặt và đang ăn Tết cùng với các thành viên trong gia đình. Và trong khoảng thời gian này, hương trầm là vật dụng được quan tâm lựa chọn những loại tốt nhất, thơm nhất để phục vụ các công việc cúng lễ trong ba ngày Tết.

Vào thời khắc chuyển giao năm mới, trong không gian tĩnh lặng giữa đêm khuya, gia đình đều chuẩn bị một bàn lễ trước sân để làm lễ cúng giao thừa, cảm tạ trời đất và những đấng “khuất mặt” trong một năm qua đã luôn phù hộ, ban cho cuộc sống an bình và cầu mong một năm mới an khang như ý. Lễ vật cúng giao thừa được bày biện ở ngoài sân lẫn trong nhà. Lễ cúng ngoài sân dùng để cúng các quan Hành khiển (coi việc nhân gian) hết năm thì các thần thực hiện việc bàn giao nên cúng tế là để đón ông mới và tiễn đưa chân ông cũ. Trong nhà con cháu thành kính thắp hương trên bàn thờ gia tiên, việc dâng lễ cúng trong nhà diễn ra vào đúng thời điểm chuyển sang năm mới là để cầu xin tổ tiên “phù hộ độ trì” cho con cháu trong gia tộc một năm mới may mắn, an khang. Lễ vật thường là bánh mứt, chè và nước trà.

Sáng mồng một Tết, sau lễ cúng Nguyên đán, gia đình thắp thêm hương trầm, dâng nước, bánh mứt cúng tổ tiên. Khi mâm cơm cúng đã nấu xong và dâng lên bày vào bàn thờ, ông bà, cha mẹ, con cháu quần áo chỉnh tề vái lạy trước bàn thờ vái lạy tổ tiên, xin khấn tổ tiên phù hộ độ trì cho năm mới an khang thịnh vượng. Sinh hoạt gia đình trong những ngày Tết là ngày đoàn viên, diễn ra theo những cổ lễ truyền thống từ bao đời xưa để lại.

Đã thành thông lệ, gia đình TS. Lương y Phùng Tuấn Giang sống ở Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội sau khi thắp hương cúng tổ tiên tại gia thì chiều 1 tết đều về Thường Tín và Liên Ninh, Thanh Trì (nhà thờ tổ Họ Phùng Thọ Am) để chúc Tết họ hàng.

4

Một tiết mục văn nghệ của các bà họ Phùng trong lễ trao giải khuyến học đầu năm cho con em

Trước tiên phải đến ngôi nhà thờ của dòng họ Phùng Thọ Am để sắp lễ, thắp nén hương thơm dâng lên tổ tiên của dòng họ trong ngày đầu năm. Việc làm này với anh là sự tri ân và cũng là cách để tự dặn với lòng mình và răn dạy con cháu không bao giờ quên truyền thống và luôn hướng về cội nguồn. Mặc dù công việc bận rộn và nhiều mối quan hệ xã hội, nhưng năm nào TS Giang vẫn luôn duy trì nghi lễ này. Theo anh, truyền thống của gia đình và dòng họ là nền tảng tạo nên truyền thống của địa phương, làng xã. Nếu dòng họ mạnh thì làng xã mới mạnh. Do vậy, mỗi một người cần có ý thức và hành động trở về với gia đình, dòng họ mỗi khi có thời gian, đặc biệt vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

“Tôi nghĩ rằng, Tết là cơ hội tốt nhất để chúng ta trở về với tổ tiên, nguồn cội. Đó là dịp để chúng ta biết và hiểu hơn về truyền thống dòng họ cũng như văn hóa bản địa của nơi mình sinh ra. Bây giờ, có điều kiện kinh tế hơn, người Việt không phải chỉ ăn Tết mà đang chuyển sang chơi Tết. Tôi vẫn thường nói với các con tôi rằng chúng ta nên dành thời gian về quê, thắp hương tại nhà thờ của  dòng họ vừa để xin lộc tổ tiên vừa để con cái có ý thức dòng họ gia đình hơn. Muốn biết người khác thế nào, muốn hội nhập cuộc sống, điều trước hết cần biết mình là ai, mình từ đâu đến trước đã”, TS Giang chia sẻ.

Mồng hai, mồng ba Tết gia đình cúng cơm trên bàn thờ tổ tiên đều theo đúng bữa ăn trong nhà, vì gia chủ tin rằng tổ tiên luôn hiện diện trên bàn thờ và đang cùng ăn Tết. Trong suốt ba ngày Tết, bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng nghi ngút khói hương.

z4043124439344_155064a9625e37cb2f5cf3575fc58ef8

Bánh chưng thảo dược Long Phụng sum vầy

Người xưa có câu “Tam nhật chi nội” ám chỉ Tết nhứt chỉ diễn ra trong ba ngày: mồng Một, mồng Hai và mồng Ba. Vì vậy, ngày cuối gia đình sẽ có lễ cúng hóa vàng đưa tiễn ông bà tổ tiên về cõi tâm linh. Số vàng mã đã được dâng cúng lên bàn thờ tổ tiên ông bà vào ngày lễ tất niên (30 tháng Chạp) không đốt ngay hôm đó mà để lưu lại trên bàn thờ đến tận ngày lễ hóa vàng mới đem đốt để ông bà tổ tiên về cõi âm tiêu dùng. Trong lễ cúng đưa, chủ nhà khấn cảm tạ tổ tiên đã về với con cháu trong ba ngày Tết, cầu xin tổ tiên phù hộ cho con cháu trong năm mới được bình yên, làm ăn phát đạt, con cháu thành tài và xin tổ tiên thứ lỗi nếu có điều chi sơ suất.

Sau lễ cũng là chấm dứt các hoạt động thờ cúng ngày Tết trong gia đình, mọi sinh hoạt trở lại như thường lệ. Hàng năm Thọ Xuân Đường luôn mở cửa khai xuân khám chữa bệnh cho nhân dân vào mùng 6 tết.

Tình Vũ (ghi)

 

comment Bình luận

largeer