Phụ nữ mang thai có được nhổ răng khôn không?

Do răng khôn mọc lệch gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, dễ gây các bệnh về răng miệng và làm hỏng các răng khác. Do vậy, nhổ răng khôn là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, việc nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé hay không?
08/01/2021 13:19

Răng khôn là gì?

Răng khôn còn gọi là răng số 8 hay răng hàm lớn thứ ba, là răng mọc cuối cùng của hàm, thông thường mọc ở người trong độ tuổi 17 đến 25. Thông thường, với trường hợp người có đủ 32 chiếc răng thì sẽ có 4 chiếc răng khôn, nhưng thực tế nhiều người có thể chỉ có 2 chiếc răng khôn hoặc không hề có răng khôn nào.

rang khon

Chính vì răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm nên thường không có đủ chỗ để mọc lên, do đó, nó thường mọc ngầm hoặc mọc lệch, xiên vào các răng khác gây đau nhức, khó chịu và gây ra một số biến chứng.

Các biến chứng phải kể đến nếu răng khôn mọc lệch, xiên ngang như: sâu răng, viêm lượi, hủy hoại xương và răng hàm. Đặc biệt, khi răng khôn mọc lệch đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ khiến răng đó bị tiêu huỷ, lung lay tiêu xương, cuối cùng dẫn đến phải nhổ răng. 

Trong một số trường hợp, nếu những bất thường của răng khôn chưa được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lây lan sang các khu vực mang tai, má, mắt, cổ... xung quanh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, bạn nên đi thăm khám bác sĩ nha hoa để phát hiện và nhổ răng không kịp thời?

Phụ nữ mang thai có được nhổ răng khôn không?

Khi phụ nữ mang thai mọc răng khôn ắt hẳn sẽ gặp phải nhiều phiền toái. Ngoài những khó chịu, bất tiện khi có những thay đổi trong cơ thể, nặng nề khi di chuyển, mẹ bầu lại phải đối mặt với những cơn đau răng âm ỉ thì sự khó chịu càng tăng lên, ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ và sự phát triển của bé.

nho rang khon khi mang thai

Thế nhưng nhổ răng trong thời kỳ nhạy cảm này liệu có nên không?

Trên thực tế, phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng do lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục. Thai nhi ở 24 – 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Trong máu của người mẹ khi ấy không đủ canxi và cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi. Và "sự hy sinh đầu tiên" cho quá trình này là các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.

Đồng thời khi nhổ răng khôn, các bác sĩ phải gây tê để giảm đau, việc sử dụng thuốc tê sẽ  không tốt cho em bé. Do đó, không nên nhổ răng khôn khi mang thai nếu tình trạng răng chưa thực sự cần thiết phải nhổ. Khi đó, mẹ có thể áp dụng một số mẹo giảm đau được lưu truyền trong dân gian và được chứng minh hiệu quả như: ngậm nước muối, sử dụng lá bạc hà, chườm đá lạnh...

Đối với trường hợp răng khôn cần phải nhổ gấp như bị sâu vào đến tủy răng,… cần phải nhổ sớm thì chỉ có thể được nhổ bỏ khi thai nhi từ tháng thứ 4 – 7, giai đoạn mà thai đã phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể nên việc nhổ răng 8 không gây ảnh hưởng nhiều. Giai đoạn 3 tháng đầu khá nhạy cảm không nên nhổ răng khôn, 3 tháng cuối cơ thể người phụ nữ khá nặng nề nên việc nhổ răng cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.

Lưu ý, khi đi nhổ răng khôn, mẹ bầu nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để tránh những biến cố xảy ra vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé.

Thùy Dương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer