Phú Thọ: Điều trị cho bệnh nhân 59 tuổi mắc sốt mò

Sốt cao, rét run liên tục, ở nhà dùng thuốc hạ sốt 3 ngày không có tác dụng, bệnh nhân vào Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) thăm khám, bác sĩ cho uống một loại thuốc, đến liều thứ 2 cắt sốt hoàn toàn.
27/05/2024 15:49

Đây là trường hợp của bệnh nhân N.T.H (59 tuổi), sau 3 ngày tự điều trị tại nhà không đỡ nên quyết định nhập viện. Dựa vào tính chất cơn sốt và nốt tổn thương trên da, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị sốt mò và chỉ định uống Doxycyclin. Sau khi sử dụng 2 liều thuốc, bệnh nhân cắt sốt hoàn toàn, không có cơn sốt quay lại và được ra viện vài ngày sau đó.

445013999_947096740759824_5685231416746652317_n

Bệnh nhân bị sốt mò

Bác sĩ khuyến cáo: "Sốt là phản ứng của cơ thể trước tác nhân gây bệnh, khi không biết rõ nguyên nhân gây sốt hoặc sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, người bệnh cần đến cơ sở y tế khám để tìm nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất".

Bệnh sốt mò là một bệnh do tác nhân Orientia tsutsugamushi, truyền ngẫu nhiên sang người khi bị ấu trùng mò đốt.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt mò:

- Sốt ≥38 - 40 độ C, liên tục, kéo dài 15-20 ngày thậm chí tới 27 ngày nếu không điều trị; Có khi rét run 1-2 ngày đầu kèm theo sốt thường có nhức đầu nặng, đau mỏi cơ.

- Nốt loét đặc trưng (điển hình của Sốt mò): không đau, không ngứa; người bệnh thường chỉ có một nốt hiếm có 2-3 nốt; hình tròn/bầu dục đường kính 1mm đến 2 cm; nốt phỏng ban đầu phát triển dần thành dịch đục trên một nền sẩn đỏ, sau 4 - 5 ngày vỡ ra thành một nốt có vẩy nâu nhạt hoặc sẫm tùy vào vùng da mềm hay cứng và độ non hay già của nốt loét; sau một thời gian, vẩy bong để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc thâm tùy theo bệnh đang phát triển hay đã lui; từ khi hết sốt nốt loét liền dần; nốt loét gặp ở 65 - 80% các trường hợp.

Mạnh Hà

comment Bình luận

largeer