Phú Thọ: Gia tăng tình trạng người bệnh bị đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ, theo y văn có tên là bệnh viêm kết mạc cấp. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc cấp như virus, vi khuẩn, các tác nhân môi trường, hóa chất có thể góp phần làm nặng hơn tình trạng viêm kết mạc.
Vào mùa dịch, bệnh chủ yếu do nhiễm adenovirus. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là đỏ mắt, có thể có nhiều, có ít hoặc không có tiết tố (ghèn, dử mắt). Bên cạnh đó, người bệnh còn bị sưng nề mi mắt, cảm thấy cộm xốn, chảy nước mắt.
Bác sĩ điều trị cho người bệnh
Bệnh đau mắt đỏ thường kéo dài trong khoảng hai tuần và hầu hết tự khỏi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng có thể gây ra các biến chứng như: viêm kết mạc nặng hơn, viêm giác mạc, loét giác mạc… và các biến chứng nguy hiểm khác phải nhập viện điều trị.
Bác sĩ Hoàng Kim Tuyến, Trưởng khoa Kết Giác mạc - Chấn thương cho biết: Nhiều người thấy mắt bị đỏ thì nghĩ bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, thực tế có nhiều bệnh về mắt cũng có triệu chứng đỏ mắt như: viêm màng bồ đào trước, viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm củng mạc, glaucoma (cườm nước), chấn thương gây rách kết mạc, giác mạc.
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua đường hô hấp (giọt bắn) khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, với dịch tiết hô hấp của người bệnh (nước mắt, nước bọt); hay qua bàn tay (khi bắt tay, dụi mắt). Bệnh cũng lây gián tiếp khi dịch tiết của người bệnh dính vào dụng cụ cá nhân, đồ dùng và người khác chạm phải.
Bệnh đau mắt đỏ không gây nhìn mờ. Nếu người bệnh cảm thấy mắt mờ hoặc đau nhức nhiều phải lưu ý bệnh có biến chứng hoặc đang mắc các bệnh về mắt khác cũng có biểu hiện đỏ mắt.
Để phòng chống bệnh đau mắt đỏ, bác sĩ Tuyến khuyến cáo: Người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang… đặc biệt với người đang bị đau mắt đỏ. Nên nhỏ mắt, mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác, khi tới nơi công cộng cần đeo khẩu trang, tránh lây nhiễm cho người xung quanh và lây lan ra cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị để tránh biến chứng nặng.
Theo VTV
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm