Quả bòn bon ăn có tốt không?

Quả bòn bon là loại trái cây được trồng ở nhiều nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Quả bòn bon có chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, ăn quả bòn bon có thực sự tốt không thì vẫn là thắc mắc của nhiều người.
11/06/2018 16:05

1. Quả bòn bon ăn có tốt không?

Quả bòn bon hay boòng boong hoặc loòng boong là loại trái cây được trồng nhiều ở Việt Nam. Thủ phủ của chúng là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (nổi tiếng nhất là bòn bon Cái Mơn). Bòn bon phát triển quanh năm, nhưng mùa chính của chúng là từ tháng 7 – tháng 9 dương lịch hàng năm.

Theo giới nghiên cứu, bòn bon có tên khoa học là Lansium domesticum, thuộc họ Meliaceae, nguồn gốc từ Malaysia với tên gọi là langsat, ở Thái lan được gọi là longkong hoặc duku, người dân Philippines thì gọi là lanzones.

Ở các nước Đông Nam Á, bòn bon được trồng đểu làm thuốc. Cả vỏ và hạt của bòn bon đều có tác dụng làm thuốc hạ sốt, diệt ký sinh trùng đường ruột và ký sinh trùng sốt rét, tiêu chảy, kiết lỵ. Mặt khác, vỏ bòn bon được sử dụng làm thuốc chữa côn trùng cắn.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, bòn bon là loại trái cây có chứa nhiều đường, chất xơ cùng các loại vitamin như: A, B1, B2, B3, C và các khoáng chất như Ca, Fe, P… Tại Việt Nam, bòn bon thường được sử dụng để ăn tươi hoặc phơi khô đóng hộp ăn dần.

Tuy nhiên, khi ăn trái bòn bon nhiều vẫn thắc mắc: bòn bon có thật sự tốt cho sức khỏe hay không? Theo chuyên gia dinh dưỡng, bòn bon là loại trái cây có tính hai mặt. Có nghĩ là nó vừa có tác dụng tốt cho sức khỏe cũng có thể gây hại cho sức khỏe nếu không được ăn đúng cách.

Một số tác dụng không thể phủ nhận của bòn bon:

- Bon bon giàu chất xơ: theo nghiên cứu trong 100g bòn bon có chứa đến 2g chất xơ, cung cấp 8 – 11% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho nữ giới và 6 – 8% chất xơ cần thiết hàng ngày cho nam giới. Việc bổ sung chất xơ dồi dào cho cơ thể giúp chống lại các bệnh lý về đường tiêu hóa, bệnh lý về tim mạch.

Empty

Quả bòn bon ăn có tốt không? Quả bòn bon giàu chất xơ rất tốt cho người bị bệnh tim mạch

- Bòn bon chứa nguồn chất xơ dồi dào: Bòn bon là loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin B dồi dào như riboflavin (B2), thiamine (B1). Thiamine giúp loại bỏ lượng đường trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch. Riboflavin có khả năng thúc đẩy tạo ra năng lượng từ carbohydrate hấp thụ vào cơ thể hàng ngày.

- Ăn quả bòn bon tốt cho hệ xương và hệ tiêu hóa: bởi trong bòn bon có chứa nhiều  Carbonhidrate, phốt pho hay canxi cần thiết cho sự phát triển xương khớp. Hơn nữa, nó còn giúp bổ sung sắt và pectin làm dịu đường ruột.

- Bòn bon còn phát huy tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị phát ban, bệnh vảy nến và các bệnh ngoài ra khác. Bởi trong quả bòn bon có một chất tiền tự nhiên để cortisone. Lá bòn bon đất còn được nghiền ra để sử dụng trong các trường hợp kích thích da hay nấm ngoài da.

- Nếu ăn bòn bon đều đặn có khả năng làm giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng và giúp thúc đẩy miệng tiết nước bọt. Từ đó giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

2. Một số sai lầm khi ăn bòn bon

Mặc dù là loại trái cây lành tính, an toàn cho sức khỏe nhiều đối tượng bệnh nhân nhưng nếu ăn bòn bon không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều sự có nguy hiểm như:

  • Nhai hạt bòn bon khi ăn

Phần cơm bòn bon thường dính chặt lấy hạt nên nhiều người có thói quen nhai cả hạt bòn bon khi ăn. Tuy nhiên đây là một cách ăn hoàn toàn sai lầm. Với những quả bòn bon có hạt lớn thì không được nhai hoặc nuốt. Bởi trong hạt bòn bon có một chấ xác định là cấu trúc alkaloid có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Khi ăn cắn cả vỏ

Mặc dù vỏ bòn bon được sử dụng để làm thuốc nhưng các nghiên cứu khoa học chỉ ra, trong vỏ có chứa nhiều độc tố nguy hiểm. Vậy nên khi ăn cần hết sức cẩn thận. Trong vỏ bòn bon có chứa chất acid lansium độc đối với tim, ở liều cao có thể làm ngừng tim ếch. Tốt nhất khi ăn bòn bon nên dùng tay bóc sạch vỏ rồi hãy ăn.

Empty

Quả bòn bon ăn có tốt không? Để đảm bảo sức khỏe thì nên ăn bòn bon theo chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng

  • Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn bòn bon

Vì trong quả bòn bon có chứa hàm lượng đường cao nên người bị bệnh tiểu đường không nên ăn. Nếu cố tình ăn có thể khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao, từ đó khiến cho bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Còn với những người bình thường thì nên ăn bòn bon với mức độ vừa phải để tránh nặng bụng.

  • Bòn bon rất dễ bị sau bệnh

Cũng giống như vải, bon bon là trái cây rấ dễ bị sâu bệnh như: sâu đục quả, nhện đỏ, rệp sáp. Vậy nên, trước khi ăn cần quan sát kỹ, không nên ăn những những quả bị héo, dập nát để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

  • Cẩn thận với bòn bon thúc chín

Không chỉ mít, dưa chuột, vải nhãn có hiện tượng thúc chín mà ngay cả bòn bon cũng xuất hiện tình trạng này. Theo các chuyên gia, bon bon dễ bị thúc chín để bán lấy lời khi bắt đầu vào mùa.

Nếu bòn bon chín tự nhiên thì dưới đít quả sẽ có dấu châm kim li li, cuống còn tươi. Khi bóc vỏ ăn thử có vị ngọt thanh, thịt màu trong, hạt đen, nhỏ.

Còn đối với bòn bon bị thúc chín sẽ có màu vàng đất bóng đẹp, không hề có dấu chân kim trên quả. Cuống của bòn bon thường bị thâm đen, có vị chua, thịt quả màu đục, hạt to màu hồng có dính mủ vào tay khi bóc vỏ.

comment Bình luận

largeer