Quả mắc kham và tác dụng chữa bệnh của quả mắc kham

Quả mắc kham và tác dụng chữa bệnh của quả mắc kham. Mắc kham hay quả me rừng là loại quả có vị ngọt - chua - đắng, tính mát được sử dụng làm thuốc chữa sốt, ho, đau cổ họng. Thời gian gần đây mắc kham được chế biến thành mứt mắc kham và trở thành món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng.
17/11/2017 16:02

 Mắc kham là quả gì?

Trái mắc kham thường được gọi là quả me rừng hay chùm ruột núi, mận rừng, dưa cam tử. Một số dân tộc có những tên gọi riêng cho loại quả này: Mắc kham (người Tày), diều cam (người Dao), xì la liên (người Kơ ho).

Theo tên khoa học, quả mắc kham được gọi là Phyllanthus emblica L. Loại quả này thuộc họ nhà thầu dầu Euphorbiaceae. Cây mắc kham thường mọc hoang, xuất hiện nhiều ở các vùng núi Việt Bắc và Tây Bắc, Việt Nam.

Qua mac kham va tac dung

 

Quả mắc kham và tác dụng chữa bệnh của quả mắc kham, mắc kham là một loại trái cây rừng rất được ưa chuộng

Quả mắc kham có hình cầu, khi còn non có màu xanh, khi chín quả chuyển ngả vàng. Đây là một trong những đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt mắc kham với quả me Thai (quả dài, thuộc họ nhà đậu). Để phát triển tốt và cho quả mọng, cây mắc kham thường mọc ở những khu vực đồi núi thưa, có nhiều ánh sáng. Cây mắc kham trưởng thành có chiều cao từ 5 - 7m, một số cây thiếu ánh sáng thì chỉ cao từ 4 - 5m.

Cây mắc kham có lá nhỏ (giống cây me), hai hàng lá xếp sít với nhau chia thành 2 dãy, trông giống lá kép lông chim. Mắc kham ra hoa vào tháng 4 - 5 hàng năm. Hoa mắc kham nhỏ, có màu vàng mọc thành tán ở nách.

Qủa mắc kham là dạng quả thịt, hình cầu, to bằng quả táo ta, có khía mờ. Khi chín quả mắc kham ăn khá giòn. Ban đầu có vị chua chát, ăn lâu sẽ cảm thấy ngọt dần, thanh dịu. Vào mùa hè, mắc kham được xem như một loại quả thanh nhiệt cho người dân tộc mỗi khi đi làm nương rẫy.

Xét về giá trị dinh dưỡng, quả mắc kham tươi chứa hàm lượng vitamin C. Người trưởng thành chỉ cần ăn từ 1 - 2 quả là có thể cung cấp đủ lượng vitamin C trong 1 ngày.  Một số nghiên cứu khác chỉ ra, ăn quả mắc kham còn giúp chống lại bệnh chảy máu chân răng. Với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu cuộc sống quả mắc kham được ướp khô, phơi khô làm ô mai.

Qua mac kham va tac dung

 

Quả mắc kham và tác dụng chữa bệnh của quả mắc kham, loại quả này có thể sử dụng làm thuốc hoặc đồ ăn vặt

Đối với nhiều chị em dân văn phòng ở Hà Nội thì mắc kham là loại quả không thể thiếu trong "chế độ" ăn vặt của họ. Khi mua được mắc kham tươi họ tường chấm với muối ớt hoặc muối tôm Tây Ninh để ăn. Món này thậm chí còn ngon vượt xa cả cóc bao tử và xoài xanh.

Một số người khác còn ướp mắc kham để dùng cho việc ăn vặt. Theo họ, mắc kham ướp rồi ăn vẫn giòn tan trong miệng và hấp dẫn bởi chúng có sự kết hợp của cả 4 vị chua - chát - mặn - ngọt.

Đầu mùa quả mắc kham được các cửa hàng tại Hà Nội bán với giá khoảng 100.000 đồng/kg tươi. Quả mắc kham ướp sẵn có giá khoảng 150.000 đồng/kg (bao gồm cả nước). Nếu mua được ở các tỉnh miền núi Tây Bắc thì mắc kham chỉ có giá từ 40.000 - 50.000 đồng/kg.

Thông số người tìm hiểu các thông tin về mắc kham trên mạng và cho biết: Thường xuyên ăn mắc kham rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ thường bị đau bụng kinh hay những người bị đái tháo đường, tối loạn gan, khó tiêu, thiếu máu, hô hấp khó...

Không chỉ là loại quả ăn vặt ngon miệng mắc kham còn được giới y học nghiên cứu và ứng dụng trong chữa bệnh. Mắc kham là loại thảo dược bổ, có thể chữa được nhiều bệnh nguy hiểm mà nhiều loại trái cây khác không có được.

Nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của quả mắc kham

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, 80% quả mắc kham là nước. Bên trong quả mắc kham chín còn có chứa nhiều protein, khoáng chất, carbohydrates, chất xơ. Bên cạnh đó, quả còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất như:  C, B, calci, phospho , sắt, carotene... và nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ khác..

Các bộ phận có thể sử dụng để làm thuốc của mắc kham là quả, lá, vỏ cây và rễ. Quả thu hái vào mùa đông để dùng tươi hay phơi khô. Lá mắc kham thu hái vào mùa thu, vỏ và dễ thu hoạch quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Qua mac kham va tac dung

 

Quả mắc kham và tác dụng chữa bệnh của quả mắc kham, mắc kham được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh nguy hiểm

Theo đông y, quả mắc kham có vị ngọt chua, hơi chát, tính mát giúp sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế phá đờm. Trong hệ thống y học Ayurveda của Ấn Độ, mắc kham được sử dụng để trị liệu bệnh tự nhiên không cần dùng thuốc.

Các thầy thuốc đông y khẳng định, quả mắc kham ướp muối ăn có tác dụng chống lại mệt nhọc. Mắc kham phơi khô, giã nhỏ dắc với nước để uống còn có tác dụng tiêu viêm, giải cảm, sinh tân dịch. Đối với những người thường xuyên đi rừng bị rắn cắn cũng có thể dùng quả mắc kham tươi giã nát, lấy nước thoa vào vết rắn cắn để tiêu độc chống viêm.

Ngoài ra, quả mắc kham còn được sử dụng để ngâm rượu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu về tác dụng của rượu ngâm mắc kham.

Công dụng trong chữa bệnh của quả mắc kham

Chăm sóc tóc

Chị em phụ nữ có thể sử dụng quả mắc kham bóp nát rồi massge lên da đầu. Việc này giúp thúc đẩy tóc mọc nhanh, tăng cường độ chắc chắn của chân tóc, duy trì màu tóc và tăng độ bóng của tóc.

Thường  xuyên dùng mắc kham chăm sóc tóc còn giúp giảm rụng tóc bằng cách ngăn cản các gốc tự do gây tổn hại nang tóc và ảnh hưởng đến nội tiết tố có thể gây rụng tóc sớm.

Qua mac kham va tac dung

 

Quả mắc kham và tác dụng chữa bệnh của quả mắc kham, tóc sẽ trở nên mượt mà sau vài lần dùng mắc kham

Hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường

Quả mắc kham chứa crom và có lợi cho người bị bệnh đái tháo đường. Lượng crom trong quả mắc kham giúp chuyển hóa glucid và lipid.

Mặt khác, crom tạo thuận lợi cho insulin liên kết với cơ quan thụ cảm của nó. Do đó giúp cho sự đồng hoá đường glucose của các tế bào, tạo sự điều tiết tỷ lệ insulin trong máu, làm tăng tính nhạy cảm của các mô đối với insulin, bình thường và ổn định glycemic (tỷ lệ đường trong máu).

Bệnh tim

Hạm lượng crom trong quả mắc kham giúp giảm lượng tích tụ cholesterol xấu trong máu. Việc này giúp giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch hoặc tích tụ các mảng bám trong mạch và động mạch. Chống lại tình trạng đột quỵ và đau tim. Lượng sắt cao trong mắc kham còn giúp thúc đẩy sản sinh máu mới, giúp lưu thông máu nhanh.

Qua mac kham va tac dung

 

Quả mắc kham và tác dụng chữa bệnh của quả mắc kham, người bị bệnh tim được khuyến khích ăn mắc kham hàng ngày

Tốt cho mắt

Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra, trong quả mắc kham có chứa nhiều vitamin A và carotene. Hàm lượng các chất này giúp giảm thoái hóa điểm vàng, bệnh quáng gà và tăng cường tầm nhìn ở những người cao tuổi.

Chống chuột rút thời kỳ kinh nguyệt

Một số ý kiến cho rằng, ăn mắc kham thường xuyên giúp chống lại tình trạng đau bụng kinh. Và mới đây, các nghiên cứu y học chỉ ra: khoáng chất và vitamin trong mắc kham còn có tác dụng chống lại tình trạng chuột rút thời kỳ kinh nguyệt. Thường xuyên ăn mắc kham trong thời kỳ kinh sẽ rất tốt.

Ngoài các công năng chữa bệnh trên, quả mắc kham còn được sử dụng làm phương thuốc để hạ sốt, hỗ trợ điều trị rối loạn gan, khó tiêu, thiếu máu, các vấn đề về hô hấp, chống nhiễm trùng, chống lão hóa...

comment Bình luận

largeer