Quảng Bình bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2023
Thực hiện Luật An toàn thực phẩm (ATTP) số: 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 Quốc hội XII; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Kế hoạch số 1409/KH-UBND ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về bảo đảm an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 89-KH/TU ngày 22/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình (Kế hoạch số 89-KH/TU) và Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 21/10/2022 của UBND tỉnh (Kế hoạch số 08/KH-UBND) triển khai thực hiện Chỉ thị số 17 CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; căn cứ tình hình thực tế và kết quả triển khai công tác đảm bảo ATTP trong năm 2022.

Ảnh minh họa
Ban Chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Quảng Bình xây dựng kế hoạch hoạt động bảo đảm ATTP tỉnh Quảng Bình năm 2023, yêu cầu:
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý ATTP theo quy định của pháp luật. Các cấp chính quyền và đơn vị khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ phải tính toán, xác định tiêu chí về ATTP, đảm bảo nguồn lực hoạt động ATTP tại địa phương.
- Tăng cường sự phối hợp của các ngành chức năng, chính quyền các cấp để đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP; đặc biệt phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các khâu sản xuất, chế biến, nhập khẩu tiêu dùng, xử lý vi phạm về ATTP.
- Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ATTP từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về ATTP đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Củng cố, nâng cao vai trò của của Ban Chỉ đạo VSATTP các cấp. Ban hành văn bản chỉ đạo triển khai phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Thường xuyên tổ chức theo dõi, giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP trên địa bàn tỉnh.
- Các đơn vị, địa phương tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiện quả Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới; Chỉ thị số 17- CT/TW của Ban Bí thư; Kế hoạch số 89-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 08/KH- UBND của UBND tỉnh về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới.
- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản.
- Tham mưu cho UBND tỉnh và các ban, ngành liên quan thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ an ninh, ATTP trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh và tăng cường giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản trong sản xuất và tiêu thụ.
Nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
- Xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới cộng tác viên về ATTP ở các xã, phường, thị trấn. Tăng cường năng lực và hiệu quả của hệ thống giám sát và cảnh báo về chất lượng ATTP, chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tổ chức giám sát mối nguy các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao nhằm kịp thời cảnh báo về nguy cơ mất ATTP.
- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát, tổ chức lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng ATTP, đặc biệt chú trọng các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, các dịch vụ ăn uống tự phát phục vụ đám cưới, đám giỗ; dịch vụ ăn uống trong các chợ, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể trường học, khu công nghiệp.... Kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cung cấp dịch vụ ăn uống hoạt động và thực phẩm không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường.
- Mua sắm các trang thiết bị, bộ test nhanh phục vụ giám sát, điều tra ngộ độc thực phẩm. Xây dựng hệ thống cảnh báo và giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm làm cơ sở cho công tác quản lý ATTP, nhằm cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý ATTP. Chủ động, xử lý nhanh chóng các sự cố về ATTP, đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả, điều tra xử lý kịp thời, khắc phục và hạn chế hậu quả do ngộ độc thực phẩm gây ra.
Phát triển các mô hình quản lý ATTP
- Có chính sách khuyến khích phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, xanh và sạch; khuyến khích đầu tư sản xuất, chế biến thực phẩm với quy mô lớn theo chuỗi sản xuất bảo đảm ATTP. Duy trì và nhân rộng các mô hình cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO, VietGAP, VietGHAP), qua đó kiểm soát được các mối nguy ATTP và tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng ATTP, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu nông thủy sản đảm bảo ATTP. Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình áp dụng thực hành sản xuất tốt trong sản xuất rau, quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chứng nhận và công bố tiêu chuẩn chất lượng.
- Hỗ trợ chứng nhận VietGAP, GAHP: tổ chức đào tạo, tập huấn; chi phí lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng đất, nước; chi phí kiểm tra nội bộ, chi phí chứng nhận.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả từ các mô hình đảm bảo ATTP của Hội phụ nữ, Hội nông dân như mô hình “Trồng rau sạch”, “Bếp ăn sạch”, “Phụ nữ hãy nói không với sử dụng túi ni lông”, “Rau sạch tại gia”, “Tổ phụ nữ kinh doanh thực phẩm an toàn”, “Tổ phụ nữ dịch vụ ăn, uống thực hiện vệ sinh ATTP”; các mô hình điểm về nuôi trồng, sản xuất thực phẩm an toàn, các làng nghề chế biến nước mắm, chế biến thủy hải sản, làng nghề sản xuất rượu an toàn, trồng rau sạch.
- Tổ chức liên kết, kết nối thị trường tiêu thụ giữa các nhà sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói đã được chứng nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt, cơ sở đủ điều kiện ATTP, khuyến khích hình thành chuỗi và hướng dẫn các cơ sở kinh doanh đăng ký cấp giấy xác nhận nông sản thực phẩm an toàn theo chuỗi.
Cẩm Đào

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hai ông lớn bất động sản và y tế hợp tác xây dựng bệnh viện nghìn giường, khám chữa bệnh đa khoa và chuyên sâu ung bướu công nghệ cao
Là khu đô thị xanh, hiện đại bậc nhất TP.HCM Hồ Chí Minh, Công ty Phú Mỹ Hưng đã dành “khu đất vàng” đắt giá để chào đón Hệ thống BVĐK Tâm Anh đầu tư xây dựng bệnh viện hiện đại nghìn giường với công nghệ khám chữa bệnh đẳng cấp quốc tế, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái tiện ích phục vụ cư dân khu đô thị và người dân thành phố.April 19 at 10:18 am -
Tập đoàn Amway ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới
Hôm nay, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique, thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội, chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.April 17 at 4:46 pm -
Long Châu đồng loạt phủ cờ Tổ quốc ở hơn 2025 nhà thuốc trên toàn quốc nhân dịp lễ 30/4 - 1/5
Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.April 15 at 2:19 pm -
Meijibio Healing Retreat: Hành trình chữa lành cho sức khỏe thân – tâm – trí
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, con người ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, không chỉ là chữa bệnh, mà còn là phòng ngừa, phục hồi và tái tạo năng lượng sống. Từ đó, khái niệm Healing Retreat – hành trình chữa lành dần trở thành xu hướng mới trên toàn cầu, đặc biệt với những ai đang tìm kiếm sự cân bằng sâu sắc giữa thể chất và tinh thần.April 15 at 10:06 am