Quảng Nam: Sản phụ sinh thường em bé có dây rốn thắt nút 2 vị trí cách nhau khoảng 10 cm

Vừa qua, lúc 12h45 ngày 17/4/2024 tại khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam 1 sản phụ đã sinh thường khi mang thai lần 2, tuổi thai 37 tuần, thiểu ối với bé trai hồng hào, khóc to, cân nặng 3.000 gram.
19/04/2024 08:42

Điều đặc biệt ở case sinh này, em bé có dây rốn thắt nút 2 vị trí cách nhau khoảng 10 cm. Trong quá trình chuyển dạ, sản phụ được theo dõi chặt chẽ tim thai qua CTG và dopler, không có dấu hiệu suy thai trên lâm sàng.

Dây rốn thắt nút là một trong những trường hợp hiếm gặp nhưng lại là mối nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của thai nhi. Khi dây rốn thắt thành một nút sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai và chuyển dạ. Trong trường hợp xấu - nút thắt dây rốn siết chắt, thai nhi sẽ không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết dẫn đến tử lưu.

438256352_867671281828925_8578649747234955597_n

Em bé có dây rốn thắt nút 2 vị trí cách nhau khoảng 10 cm

Dây rốn thắt nút tạo ra do trong quá trình thai nhi cử động, vô tình di chuyển qua các vòng cung của dây rốn. Có 1 số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút như: Dây rốn quá dài, bị tiểu đường thai kỳ, dùng các chất kích thích… Đặc biệt là sự thiếu kiến thức chăm sóc thai nhi ở những tháng đầu của bà mẹ, sản phụ làm việc nhiều, nôn nghén nặng, suy dưỡng dẫn lến thai đạp nhiều, đạp mạnh. Một quan niệm sai lầm cho rằng đạp mạnh là thai con trai, khỏe mạnh. Việc có thai là bình thường nhưng quá trình mang thai cần phải có kiến thức để làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý.

Có thể thấy, dây rốn thắt nút không có cách chữa cũng như phòng ngừa hiệu quả. Việc nhận biết thông qua sự theo dõi cử động thai, tim thai đóng vai trò quyết định trong công tác cấp cứu dây rốn thắt nút. Vì vậy, chăm sóc thai sản đúng cách và khám thai định kỳ là điều cần thiết để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và không gặp phải biến chứng.

Mạnh Hà

comment Bình luận

largeer