Quảng Ninh: Bé gái 16 tuổi bị sốc phản vệ sau khi bọ cạp cắn

Mới đây, Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) tiếp nhận bé gái N.T.D.A (16 tuổi), trú tại: Khu 8, phường Phong Hải,Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, vào viện trong tình trạng bị con bọ cạp đốt vào ngón 1 bàn tay phải, sau bệnh nhân đau nhiều, sung nề đốt 1 bàn tay phải, tê tay, tức ngực, khó thở, nổi mẩn ngứa vùng tay phải, mệt mỏi, không nôn, không sốt.
07/06/2024 17:10

Nhận định đây là 1 tình trạng sốc phản vệ nặng, ngay lập tức các bác sĩ nhanh chóng, khẩn trương chống sốc, hỗ trợ hô hấp. Thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán: Sốc phản vệ độ 2 do bọ cạp cắn.

yo-ga-shutterstock_kzde

Hình ảnh con bọ cạp cắn bệnh nhi N.T.D.A

Sau hồi sức tích cực 30 phút, bệnh nhân bắt đầu tỉnh táo trở lại, huyết áp ổn định và giảm khó thở. Các bác sĩ vừa tiếp tục điều trị sốc phản vệ vừa điều trị kết hợp truyền dịch, kháng viêm, giảm đau, tiêm kháng độc tố uốn ván, vệ sinh, sát khuẩn tại vị trí đốt, chườm lạnh. Qua 12 giờ điều trị bệnh nhân ổn định, hết ban dị ứng, không khó thở, đỡ đau bàn tay phải.

BSCKI. Vũ Trọng Tuấn, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc cho biết: “Đây là 1 trường hợp hiếm gặp khi trẻ bị sốc phản vệ do bò cạp cắn. Theo y văn, bọ cạp vốn là loài khá nhút nhát, chúng thường tránh xa con người. Nên những trường hợp bị đốt là do chúng bị đe dọa hoặc vô tình bị giẫm lên. Đa số bọ cạp ở Việt Nam có độc tính không cao, vì vậy thông thường vết chích của chúng thường chỉ gây sưng, nóng, đỏ, đau nhức, hiếm trường hợp bị sốc nặng như trên. Qua trường hợp này, bác sĩ cảnh báo khi bị bọ cạp cắn hay côn trùng có nọc độc cắn, sau khi sơ cứu, sát trùng vết cắn, nên đưa bệnh nhân tới cơ sở Y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, cấp cứu kịp thời nhằm tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm xảy ra”.

comment Bình luận

largeer