Thứ Ba, 3/12/2019 02:20
RSS
Hotline: 0913019054

Rối loạn ngôn ngữ: Khi giao tiếp gặp rào cản - Hiểu để đồng hành

Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp, mà còn là chiếc chìa không thể thiếu để con người tiếp nhận tri thức, bày tỏ cảm xúc và hòa nhập với xã hội. Tuy nhiên, không ít trẻ nhỏ và người lớn phải đối mặt với các rối loạn liên quan đến ngôn ngữ. Việc nhận diện sớm, hiểu đúng và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ giúp người rối loạn ngôn ngữ vượt qua rào cản và sống trọn vẹn.
09/04/2025 08:56

Rối loạn ngôn ngữ là gì?

Rối loạn ngôn ngữ là tình trạng sự suy giảm khả năng hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ (nói, viết, cử chỉ) một cách hiệu quả. Tình trạng này có thể xuất hiện từ khi sinh ra hoặc phát triển dần theo thời gian (thường gặp ở trẻ), hoặc xuất hiện đột ngột sau một tác động thần kinh ở người trưởng thành (như đột quỵ, chấn thương sọ não).

1-51

(Ảnh minh họa)

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em: Khi đồng hành càng sớm, hiệu quả càng cao

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em thường mang tính phát triển. Trẻ có thể chậm nói, khó hiểu chỉ dẫn đơn giản, dùng từ sai ngữ cảnh, hoặc không tự xây dựng câu tròn ý. Một số dạng thường gặp:

- Rối loạn ngôn ngữ tiếp thu (khó hiểu): Trẻ có thể không phản ứng với lời nói, tiếng động hoặc không thể hiểu mệnh lệnh đơn giản, không thể lặp lại các từ, không hiểu ý nghĩa của các câu hỏi. Bên cạnh đó, trẻ cũng khó có thể kể chuyện hoặc miêu tả các sự kiện

- Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt (khó nói/diễn đạt): Trẻ gặp khó khăn trong việc nói và sử dụng ngôn ngữ. Các bạn thường có thể sẽ nói chậm, nói khó hiểu, khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc

- Rối loạn giao tiếp xã hội (thường gặp trong rối loạn phổ tự kỷ): Các dấu hiệu bao gồm không thích giao tiếp với người khác, không thích tham gia các hoạt động xã hội, không thể bắt đầu hoặc duy trì cuộc trò chuyện, khó khăn trong việc hiểu các tín hiệu xã hội.

Việc trẻ không được nhận diện rối loạn ngôn ngữ từ sớm sẽ dẫn đến hệ lụy về học tập, giao tiếp và tâm lý về sau. Trong khi đó, nếu được can thiệp đúng cách ngay từ nhữ, trẻ có khả năng phục hồi ngôn ngữ và hòa nhập bình thường.

roi-loan-ngon-ngu-dien-dat-o-tre-4

(Ảnh minh họa)

Rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành: Dấu hiệu cảnh báo y khoa nghiêm trọng

Trái với trẻ em, rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành thường là hậu quả của một tác nhân nghiêm trọng đừng sau: đột quỵ, chấn thương sọ não, u não, hay các bệnh thoái hoá thần kinh (Alzheimer, Parkinson...). Các biểu hiện bao gồm:

- Ngại ngùng trong việc trò chuyện với người khác, đặc biệt là khi phải nói trước đám đông.

- Mặc dù người bệnh hiểu câu hỏi và biết cách trả lời nhưng họ vẫn gặp khó khăn trong việc đối phó với các câu hỏi phức tạp và hay nói lắp.

- Lời nói thường không liền mạch, có thể bị rời rạc, sai ngữ pháp và sử dụng từ ngữ không thích hợp.

- Thường xuyên quên từ ngữ chuyên ngành hoặc tạo ra các từ mới để thay thế.

- Khó nhớ nội dung cuộc trò chuyện, thậm chí là sau khi vừa kết thúc.

- Khó khăn trong việc theo kịp cuộc trò chuyện trong các cuộc họp và không thể tiếp thu thông tin nếu có quá nhiều người tham gia.

- Khả năng ghi nhớ yếu, dẫn đến việc thường xuyên làm sai yêu cầu từ cấp trên và đồng nghiệp.

Người bệnh có thể trải qua sốc tâm lý nặng nề do mất khả năng giao tiếp - điều trực tiếp ảnh hưởng đến danh tính, nghề nghiệp và chất lượng sống.

Rối loạn ngôn ngữ có nguy hiểm không?

Rối loạn trong ngôn ngữ, mặc dù không gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe, nhưng lại có tác động xấu đến cuộc sống và tâm trạng của người mắc bệnh. Bởi vì, ngôn ngữ là công cụ quan trọng để thể hiện ý kiến, mong muốn và tình cảm của con người. Đồng thời, quá trình phát triển ngôn ngữ cũng giúp họ học hỏi và phát triển kỹ năng. Chính vì thế, khi bị rối loạn ngôn ngữ, trẻ em hay người trưởng thành có thể gặp nhiều ảnh hưởng trong đời sống tinh thần.

roi_loan_ngon_ngu_o_nguoi_lon_1_b07426260e

(Ảnh minh họa)

Những hướng can thiệp dành cho trẻ em và người trưởng thành

Can thiệp cho trẻ em

- Liệu pháp ngôn ngữ: Trẻ được làm việc 1:1 với nhà trị liệu ngôn ngữ để cải thiện kỹ năng diễn đạt và hiểu ngôn ngữ.

- Liệu pháp hành vi nhận thức: Hỗ trợ phát triển các kỹ năng xã hội và điều chỉnh hành vi không phù hợp.

- Chương trình giáo dục đặc biệt: Cá nhân hóa việc học phù hợp với khả năng ngôn ngữ và trí tuệ của trẻ.

- Can thiệp tại nhà: Hướng dẫn phụ huynh tạo môi trường giao tiếp giàu ngôn ngữ và tương tác tích cực hằng ngày.

Specific-language-impairment

(Ảnh minh họa)

Can thiệp cho người trưởng thành

- Phục hồi chức năng ngôn ngữ: Thực hiện các bài tập luyện phát âm, ghi nhớ từ, xây dựng câu dưới sự hướng dẫn của chuyên viên.

- Hỗ trợ giao tiếp thay thế: Sử dụng bảng ký hiệu, ứng dụng công nghệ hỗ trợ giao tiếp nếu bệnh nhân không nói được.

- Tâm lý trị liệu: Hỗ trợ người bệnh vượt qua khủng hoảng tâm lý, tăng động lực và thích ứng với thay đổi.

- Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp có rối loạn kèm theo như trầm cảm, lo âu, bác sĩ có thể kê thuốc hỗ trợ.

- Gia đình đồng hành: Thành viên gia đình nên được hướng dẫn cách giao tiếp hiệu quả và kiên nhẫn, góp phần phục hồi tâm lý và chức năng giao tiếp của người bệnh.

roi_loan_luong_cuc_co_nguy_hiem_khong_dieu_tri_nhu_the_nao_2_f7af5ab646

(Ảnh minh họa)

So sánh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ và người lớn: Để hiểu đúng, hành động đúng

Tiêu chí

Trẻ em

Người trưởng thành

Thời điểm xuất hiện

Từ khi còn nhỏ, trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ

Sau khi đã phát triển ngôn ngữ bình thường, thường là do tổn thương thứ phát

Nguyên nhân chính

- Di truyền

- Rối loạn phát triển thần kinh (tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ...)

- Thiếu kích thích ngôn ngữ

- Khiếm thính bẩm sinh

- Đột quỵ

- Chấn thương sọ não

- U não, thoái hóa thần kinh (Alzheimer, Parkinson)

- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương

Biểu hiện điển hình

- Chậm nói, ít nói

- Dùng từ sai ngữ cảnh

- Không hiểu câu đơn giản

- Không kể chuyện, không đặt được câu

- Mất khả năng diễn đạt hoặc hiểu ngôn ngữ đã biết (Aphasia)

- Lặp từ, nói lắp, nói không mạch lạc

- Thường xuyên quên từ ngữ chuyên ngành hoặc tạo ra các từ mới để thay thế

- Khó nhớ nội dung cuộc trò chuyện, thậm chí là sau khi vừa kết thúc.

- Khó khăn trong việc theo kịp cuộc trò chuyện trong các cuộc họp và không thể tiếp thu thông tin

- Khả năng ghi nhớ yếu

Phân loại thường gặp

- Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt / tiếp nhận

- Rối loạn ngôn ngữ phát triển (DLD)

- Rối loạn giao tiếp xã hội (tự kỷ)

- Mất ngôn ngữ (Aphasia): Broca, Wernicke, Toàn phần

- Rối loạn phát âm (dysarthria)

- Rối loạn điều hành vận ngôn (apraxia)

Ảnh hưởng

- Khó khăn trong học tập, giao tiếp xã hội

- Tự ti và trầm cảm

- Giảm khả năng giao tiếp, làm việc

- Rối loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm

Hướng can thiệp

- Liệu pháp ngôn ngữ

- Liệu pháp hành vi nhận thức

- Phương pháp giáo dục đặc biệt

- Chăm sóc tại nhà

- Phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tổn thương

- Tâm lý trị liệu, hỗ trợ giao tiếp thực tế

- Sử dụng thuốc

Tiềm năng phục hồi

Cao nếu can thiệp sớm và liên tục

Tùy thuộc vị trí, mức độ tổn thương và thời gian can thiệp sau tai biến

Rối loạn ngôn ngữ không chỉ là một khó khăn trong giao tiếp, mà là một thử thách đối với quyền kế được học hành, biểu đạt và hòa nhập. Dù ở độ tuổi nào, người rối loạn ngôn ngữ cũng xứng đáng nhận được sự đồng cảm, hỗ trợ và can thiệp kịp thời để vượt qua rào cản giao tiếp, và sống một cuộc sống.

Vân Hà (TH)

comment Bình luận