Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị
Những triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn tiêu hóa
Người bị rối loạn tiêu hóa có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình như:
- Chướng bụng, đầy hơi: Cảm giác căng tức bụng, khó chịu sau khi ăn.
- Buồn nôn, nôn mửa: Hệ tiêu hóa bị kích thích khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, đôi khi kèm theo nôn mửa.
- Ợ hơi, ợ nóng: Thường gặp ở những người có vấn đề về dạ dày hoặc trào ngược axit.
- Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội: Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng bụng trên, bụng dưới tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh có thể bị tiêu chảy, táo bón hoặc đi ngoài nhiều lần trong ngày.
- Chán ăn, sút cân: Việc tiêu hóa không ổn định ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể suy nhược.

(Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Tiêu hóa là quá trình chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa và đi vào máu. Quá trình này diễn ra từ miệng đến ruột già. Bất kỳ yếu tố nào gây rối loạn, cản trở hoặc làm gián đoạn quá trình tiêu hóa trong ống tiêu hóa đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa không phải là một bệnh lý mà là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất bao gồm:
Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích: Các bệnh lý về đại tràng như viêm đại tràng mãn tính hoặc hội chứng ruột kích thích có thể khiến chức năng tiêu hóa bị rối loạn, gây đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
Các bệnh lý dạ dày: Viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Hệ vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột bị mất cân bằng do lạm dụng kháng sinh hoặc chế độ ăn uống không hợp lý.
Thói quen ăn uống không lành mạnh: Việc sử dụng thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh, ăn uống thất thường hoặc tiêu thụ quá nhiều đồ cay nóng, rượu bia là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa.
Căng thẳng và stress: Tâm lý căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng co bóp của dạ dày và hệ tiêu hóa.
Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải
Mặc dù rối loạn tiêu hóa không trực tiếp đe dọa đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ở giai đoạn nhẹ, tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và khó chịu. Việc đi ngoài nhiều lần không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn làm cơ thể mất nước, dẫn đến suy nhược. Hơn nữa, cảm giác chán ăn kéo dài có thể khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, gây sụt cân nhanh chóng, làm giảm sức đề kháng cũng như ảnh hưởng đến năng suất làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn tiêu hóa có thể tiến triển thành các bệnh lý nghiêm trọng hơn như suy giảm chức năng tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, polyp đại tràng hoặc thậm chí là xuất huyết tiêu hóa. Đặc biệt, tình trạng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng – một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.
Điều trị rối loạn tiêu hóa bằng cách nào?
Tùy vào nguyên nhân cụ thể mà việc điều trị có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, người bệnh có thể sẽ được khuyên thực hiện một số phương pháp sau:
Cải thiện chế độ ăn uống: Ăn chín, uống sôi, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ và cay nóng. Người bị tiêu chảy kéo dài nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, trong khi người bị táo bón cần bổ sung nhiều chất xơ.
Sử dụng thuốc theo chỉ định: Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc viêm nhiễm, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh hoặc men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị tại bệnh viện: Nếu tình trạng có dấu hiệu nghiêm trọng thì người bệnh cần được đưa đến cấp cứu kịp thời tại bệnh viện. Người bệnh sẽ được truyền dịch nếu bị mất nước do nôn, tiêu chảy. Đăc biệt, các trường hợp sốt cao, mất máu do đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,… cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Cách phòng ngừa mắc rối loạn tiêu hóa
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là rau xanh, thực phẩm giàu lợi khuẩn.
Hạn chế rượu bia và chất kích thích: Những chất này làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây mất cân bằng pH dạ dày.
Tập luyện thể dục đều đặn: Giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Quản lý căng thẳng: Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề phổ biến nhưng nếu không được điều trị đúng cách, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Việc duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý và khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phòng tránh và cải thiện tình trạng này hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Nha khoa Nhân Tâm khai trương chi nhánh quận 7: Nâng tầm dịch vụ, bội thu quà vàng
Sáng 22/3, Nha khoa Nhân Tâm chính thức khai trương cơ sở mới tại 35 – 37 KDC Him Lam, đường Nguyễn Thị Thập, phường Tân Hưng, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.March 22 at 5:55 pm -
BioHealth tiên phong làm đẹp xanh từ dược liệu Việt
Từ bao đời nay, người Việt đã tận dụng những báu vật thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, từ bồ hòn, lá trầu không đến rau má, gừng, xương rồng tai thỏ... Lấy cảm hứng từ tinh hoa y học dân gian, BioHealth tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại vào dược liệu hữu cơ, mang đến giải pháp chăm sóc cá nhân an toàn, thuần chay và thân thiện với môi trường.March 22 at 1:49 pm -
Sẹo và thuốc trị sẹo Kaapvaal từ Công nghệ Y học tái tạo
Sẹo là dấu vết không mong muốn sau mỗi tổn thương trên da, có thể xuất hiện do tai nạn, bỏng, mụn trứng cá, phẫu thuật hoặc bệnh lý da liễu. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo có thể gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin.March 21 at 10:00 am -
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am