Sản phẩm OCOP Vĩnh Phúc: Góp phần chuyển dịch, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp

Các sản phẩm đạt hạng 3, 4 sao được tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy chứng nhận, được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận OCOP Vĩnh Phúc và thứ hạng sao được in trên bao bì sản phẩm theo quy định.OCOP- Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” được Vĩnh Phúc triển khai hơn một năm nay đã tạo nên những thương hiệu mang đặc trưng riêng của tỉnh.
13/10/2020 18:32

 

Chương trình OCOP được triển khai thực hiện theo Quyết định số 490 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 01 của Ban chỉ đạo Trung ương về ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018 - 2020. Vĩnh Phúc hiện có 18 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia chương trình, trong đó 8 sản phẩm của 2 chủ thể đạt hạng 4 sao là sản phẩm Tacumin, mật ong Curcumin, mật ong chanh leo, mật ong sữa chúa, mật ong hoa rừng, mật ong bánh tổ Tam Đảo, mật ong quất, nấm đùi gà Phùng Gia và 10 sản phẩm của 6 chủ thể đạt hạng 3 sao là sữa chua Tam Đảo, sữa chua nếp cẩm Tam Đảo, bánh sữa đặc biệt Tam Đảo, trà hoa vàng Tam Đảo, trà túi lọc trà hoa vàng Tam Đảo, tinh bột nghệ Tam Đảo, viên tinh bột nghệ mật ong rừng Tam Đảo, dấm gạo nếp cô Lưu VP 568, tương nếp Thủy Phương, thanh long ruột đỏ Lập Thạch. Cùng với các cơ chế chính sách hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp theo Nghị Quyết số 201/2015/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. Trong trồng trọt, cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến rõ nét, nên mặc dù diện tích gieo trồng tiếp tục xu hướng giảm nhưng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt 6 tháng đầu năm 2020 vẫn đạt mức tăng trưởng 0,14%, chủ yếu do sản lượng rau các loại (với cơ cấu chiếm trên 30% tổng giá trị ngành trồng trọt) đạt mức tăng 10,69% so với cùng kỳ.

1

              Sản phẩm mật ong Curcumin của Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo đạt hạng 4 sao OCOP

Bên cạnh đó, các sản phẩm đạt hạng 3, 4 sao được tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy chứng nhận, được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận OCOP Vĩnh Phúc và thứ hạng sao được in trên bao bì sản phẩm theo quy định.OCOP- Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” được Vĩnh Phúc triển khai đã tạo nên những thương hiệu mang đặc trưng riêng của tỉnh. Để chương trình mang lại lợi ích thiết thực cho người sản xuất, tỉnh Vĩnh Phúc đã có kế hoạch tìm kiếm thị trường tiêu thụ bền vững cho những sản phẩm OCOP này. Điều này góp phần giúp cho nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển theo hướng tăng cường liên kết sản xuất theo chuỗi giữa hộ nông dân, hợp tác xã với doanh nghiệp, dần đưa sản xuất nông nghiệp lên quy mô lớn hơn với giá trị ngày càng tăng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều Hợp tác xã liên kết với người dân từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm (rau, củ, quả) nên các sản phẩm sản xuất ra có thị trường tiêu thụ ổn định, từ đó đã tạo điều kiện để người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất như: Hợp tác xã rau an toàn Visa, Vân Hội xanh, HTX rau an toàn Vĩnh Phúc, HTX rau an toàn Thanh Hà, HTX rau an toàn Đại Lợi... đồng thời, tại một số địa phương trong tỉnh đã có nhiều mô hình thuê ruộng để sản xuất rau quả tập trung, liên kết theo chuỗi giá trị với Công ty VinEco và một số Công ty khác cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho người dân trong phát triển sản xuất.

2

Các sản phẩm đạt hạng 3, 4 sao được tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy chứng nhận, được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận OCOP Vĩnh Phúc

Chương trình đặt mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, sản xuất kinh doanh để sản xuất một sản phẩm truyền thống có lợi thế đạt chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân gắn với thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2017-2020.

Tuy nhiên, hiện nay, các sẩn phẩm trên chỉ dừng lại ở sự “nổi tiếng” trong phạm vi hẹp, thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP vẫn chưa ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thương lái; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, chủ yếu là sản xuất thủ công; việc xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức…

 

3

HTX rau an toàn Visa ( xã Đại Từ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) đã xây dựng thành công vùng sản xuất rau gia vị theo tiêu chuẩn VietGAP (

Để giải bài toán trên, bên cạnh việc đa dạng hóa hình thức tuyên truyền để người dân, các hợp tác xã và doanh nghiệp hiểu về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP đem lại, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung hỗ trợ các dự án phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng nhằm tiêu chuẩn hóa các sản phẩm hiện có gắn với xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực cho phát triển các sản phẩm làng nghề theo đúng mục tiêu chương trình OCOP hướng tới. Đặc biệt là tăng cường tổ chức, tham gia hội nghị, diễn đàn, hội chợ xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm để tìm thị trường tiêu thụ bền vững...

Cảnh Kiên

comment Bình luận

largeer