Sốt Chikungunya do muỗi đốt gây ra là bệnh gì? Bệnh này khác gì so với sốt xuất huyết?
Bệnh chikungunya là bệnh gì?
Hình minh họa
Chikungunya là một bệnh do virus gây ra với các triệu chứng viêm khớp. Sốt xuất huyết cũng là một bệnh do virus truyền qua muỗi có triệu chứng đau, sốt và chảy máu. Ở các nước nhiệt đới nóng ẩm luôn là điểm nóng của các bệnh do virus khác nhau gây nên.
Chikungunya là một bệnh gây ra bởi một loại virus Chikungunya, lây lan do muỗi truyền bệnh và phân bố bệnh lan rộng ở các khu vực nhiệt đới. Bệnh do virus lây truyền qua vết cắn của muỗi Aedes, đặc biệt là muỗi A. aegypti và ở mức độ thấp hơn là muỗi A. albopictus
Virus Chikungunya lần đầu tiên xuất hiện trong đợt dịch năm 1952 tại Tanzania. Virus này có chứa axit ribonucleic (RNA), thuộc chi alphavirus của họ togaviridae.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt chikungunya là gì?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh sốt chikungunya là:
- Sốt;
- Đau khớp;
- Đau cơ;
- Đau đầu;
- Buồn nôn;
- Mệt mỏi;
- Phát ban.
Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện khoảng từ 4 đến 8 ngày sau vết cắn từ muỗi nhiễm bệnh. Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giống với bệnh sốt xuất huyết và bệnh Zika và bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm ở những nơi phổ biến hai loại bệnh này.
Sốt Chikungunya không gây tử vong, nhưng các triệu chứng của bệnh có thể chuyển sang mạn tính.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn hoặc thành viên trong gia đình nghi ngờ mắc bệnh sốt chikungunya, đặc biệt nếu bạn vừa mới đi du lịch tới khu vực hoặc nơi đang bùng phát dịch.
Nguyên nhân gây bệnh
Hình minh họa
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh sốt chikungunya?
- Bệnh do virus chikungunya gây ra. Các virus này có thể lây truyền qua vết cắn của muỗi hoặc giữa người với người.
- Virus chikungunya hiếm khi lây từ mẹ sang bé trong thời gian thai kì và cho con bú.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh sốt chikungunya?
Chikugunya xuất hiện ở hơn 60 quốc gia ở châu Á, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ. Bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt là ở trẻ em. Bạn có thể phòng tránh bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh sốt chikungunya?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể là bạn sống ở các nước nhiệt đới, khu vực có vệ sinh kém hay vừa trở về từ vùng dịch. Nếu bạn lớn tuổi hoặc có bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tim, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao.
Sự khác biệt giữa Chikungunya và sốt xuất huyết
Tỷ lệ người nhiễm bệnh sẽ bị bệnh
- Trong trường hợp của Chikungunya, khoảng 75% những người nhiễm virus sẽ bị bệnh.
- Trong trường hợp sốt xuất huyết, khoảng 25% số người nhiễm virus sẽ bị bệnh.
Thời gian ủ bệnh
- Thời gian ủ bệnh của Chikungunya là từ 1 – 12 ngày và thời gian thay đổi từ 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, các dấu hiệu như đau khớp là xuất hiện trong một thời gian dài.
- Thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết là từ 3 – 7 ngày trong khi thời gian này kéo dài từ khoảng 4 – 7 ngày.
Khu vực xuất hiện
- Chikungunya được tìm thấy ở Châu Phi, Châu Á, Trung và Nam Mỹ, Florida và Texas.
- Sốt xuất huyết được tìm thấy ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi.
Triệu chứng ban đầu
- Chikungunya: Sốt, đau khớp, đau cơ, nhức đầu, tiêm kết mạc, sợ ánh sáng, phát ban.
- Sốt xuất huyết: Sốt, đau khớp, phát ban, nhức đầu.
Đau khớp và đau cơ
- Chikungunya: Viêm đa khớp, đối xứng điển hình liên quan đến các khớp nhỏ hơn (ví dụ như bàn tay và bàn chân), với sưng. Đau là tồi tệ hơn vào buổi sáng.
- Sốt xuất huyết: Đau cơ nghiêm trọng của lưng dưới, cánh tay và chân. Đau khớp, đặc biệt là đầu gối và vai.
Vị trí phát ban
- Chikungunya: Đỏ bừng mặt và thân cây. Phát ban lan rộng (50% trường hợp) trên thân và tay chân cũng có thể ảnh hưởng đến mặt, lòng bàn tay và bàn chân kèm theo ngứa.
- Sốt xuất huyết: Tay chân và mặt.
Biến chứng
- Chikungunya: Khoảng 5 người10% bệnh nhân sẽ bị viêm khớp mạn tính. Hiếm khi biến chứng thần kinh.
- Sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết nặng có thể gây sốc, suy hô hấp, biến chứng xuất huyết và suy nội tạng.
Số ca tử vong do mắc phải Chikungunya ít hơn 1%, chỉ khoảng 1 trên 1000. Số ca tử vong do sốt xuất huyết có thể thay đổi từ thấp 1% đến khá cao ở mức 20%
Sự nguy hiểm
- Sốt xuất huyết nguy hiểm hơn Chikungunya vì có tỷ lệ nhập viện và tử vong cao hơn. Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến cơ chế đông máu và bệnh nhân thường bị giảm tiểu cầu. Mặc dù hiếm, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác như gan và thận.
- Bệnh Chikungunya tự kéo dài đến hai tuần và quá trình phục hồi có thể mất thêm vài tuần nữa. Hầu hết bệnh nhân không có biến chứng gì thêm, mặc dù các triệu chứng viêm khớp có thể xảy ra, kéo dài đến một năm
Điều trị bệnh Chikungunya như thế nào?
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sốt chikungunga?
Các triệu chứng của sốt chikungunga rất giống với sốt xuất huyết và Zika, do đó bác sĩ sẽ không thể chẩn đoán chính xác bệnh bằng khám lâm sàng. Để xác định bạn có nhiễm virus chikungunya hay không, bác sĩ cần phải thực hiện các xét nghiệm máu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt chikungunga?
Không có thuốc phòng ngừa hoặc chữa bệnh do virus chikungunya gây ra. Việc điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng sốt. Nếu bị sốt chikungunya, các bác sĩ thường yêu cầu bạn phải thường xuyên nghỉ ngơi, uống thêm nước và không để muỗi đốt.
Để giảm đau và hạ sốt, bác sĩ chỉ định bạn dùng acetaminophen hoặc paracetamol. Bạn không được dùng thuốc khác nếu bác sĩ không cho phép, đặc biệt là thuốc aspirin và các thuốc chống viêm không steroid.
Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh mãn tính, hãy báo cho bác sĩ biết.
Chế độ sinh hoạt phù hợp để phòng tránh bệnh Chikungunya
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế và phòng ngừa sốt chikungunya?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh sốt chikungunya nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng máy lạnh hoặc đóng cửa/cửa sổ để muỗi không thể vào nhà;
- Dọn dẹp các bãi nước đọng để muỗi không sinh sản;
- Mặc áo dài tay và quần dài;
- Sử dụng thuốc chống côn trùng theo hướng dẫn của bác sĩ
Thanh Hằng ( Tổng hợp)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm