Tác dụng của thuốc chữa hen suyễn

Những người bị mắc bệnh hen suyễn không thể thiếu những loại thuốc hít và xịt là “vật bất li thân”. Thuốc có tác dụng cắt ngang và nhanh nhất cơn khó thở để điều hòa hơi thở ổn định và duy trì oxi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đến tác dụng phụ của thuốc trong quá trình sử dụng.
27/11/2017 11:23

Những tác dụng phụ của thuốc chữa hen suyễn

Bệnh phổi tắc nghẽn có tên viết tắt là COPD và hen suyễn là hai căn bệnh mãn tính nhiều người trên thế giới mắc phải. Những bệnh nhân bị hên suyễn sẽ phải sống với bệnh và dùng thuốc cả đời và hàng ngày.

Thuốc Tây dành cho bệnh hen suyễn có thể chia làm 2 nhóm tiêu biểu:

  • Thuốc giúp cắt cơn nhanh

Loại này được sản xuất dưới dạng xịt và hít có tác dụng để thuốc ngấm cực nhanh để làm giãn cơ trơn của phế quản. Từ đó giúp các luồng khí được lưu thông qua các đường thở dễ dàng hơn, người bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó thở.

tac dung phu cua thuoc chua hen suyen

 

Tuy nhiên, với loại thuốc này có những tác dụng phụ thường gặp: chân tay bị run, thường xuyên khô miệng, tim đập nhanh, chóng mặt và dễ bị kích thích…

- Thuốc giúp kiểm soát dài hạn (loại thuốc dự phòng)

Loại thuốc này chỉ có kết quả kh sử dụng hàng ngày và duy trì đều đặn. Thuốc giúp kiểm soát cơn bệnh bằng cơ chế thành phần trong thuốc và làm giảm nguy cơ lên cơn cấp. Có 3 loại thuốc:

+ Loại giãn phế quản có tác động dài: Hình thức sử dụng duwosi dạng xịt, hít hoặc uống.

Tác dụng chính của loại này, có thể ngăn ngừa được cơn hen suyễn, tuy nhiên không thể cắt đứt cơn hen khi cơn đã bắt đầu. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm giãn các cơ siết chặt quanh đường thở của người bị hen suyễn.

Tác dụng phụ của thuốc thường thấy là buồn nôn, tim đập mạnh, mất ngủ, chóng mặt…

+ Loại thuốc kháng viêm:

Loại này được sử dụng phổ biến với thuốc nhóm corticoid, được sản xuất dưới dạng thuốc uống và hít.

Tác dụng chính của thuốc là chống lại các chất kích thích ảnh hưởng đến đường thở, giúp giảm viêm đường thở trong khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên, thuốc cũng có những tác dụng phụ xảy ra như: rối loạn dạ dày, khô miệng, suy thượng thận, nấm miệng, khô miệng…

Những phương pháp để ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc hen suyễn

Đối với những loại thuốc dạng phun và hít, do thuốc được đưa trực tiếp đến niêm mạc đường thở nên nồng độ thuốc vào máu hạn chế vì vậy sẽ giảm được những tác dụng phụ của thuốc.

Sau khi sử dụng thuốc dạng phun corticoid bạn nên súc miệng để giảm lượng thuốc ứ đọng lại ở khoang miệng đồng thời giúp bạn không bị nấm họng và nấm miệng.

tac dung phu cua thuoc chua hen suyen

 

Bạn nên tiêm vacxin cúm hàng năm để hạn chế nhiễm khuẩn cho đường hô hấp và giảm được số lần sử dụng thuốc.

Các chuyên gia và bác sỹ có những lời khuyên đối với những bệnh nhân bị bệnh hen suyễn nên sử dụng những sản phẩm thuốc có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh để giảm tá phát các đợt cấp và các cơ hen cấp của bệnh. Từ đó sẽ giảm được số lần dùng thuốc và số lần nhập viện.

Với những thông tin ở trên hi vọng bạn có thể biết thêm về loại bệnh này cũng như việc sử dụng thuốc hen suyễn hợp lý nhất.

comment Bình luận

largeer