Tác dụng thanh nhiệt giải độc thần kì của mướp

Mướp là thực phẩm mùa hè. Loại quả này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, là vị thuốc tự nhiên được Đông y đánh giá rất cao. Đọc ngay bài viết tác dụng thanh nhiệt giải độc thần kì của mướp để hiểu rõ hơn về loại quả này nhé.
07/07/2018 18:45

Loại quả mùa hè có nhiều ở Việt Nam thanh nhiệt, giải độc rất tốt

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, tất cả các bộ phận của cây mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Về hình thái học, mướp là loại dây leo, xanh màu xanh còn non xám, khi già có góc cạnh, khô ráp. Lá chia thuỳ hình ba cạnh, mép có hình răng cưa, cuống lá dài, tua cuốn phân nhánh.

tac dung thanh nhiet giai doc than ki cua muop

Mướp có tác dụng thanh nhiệt giải độc vô cùng tốt

Hoa màu vàng, hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc. Mướp được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy quả làm thực phẩm. Có thể dùng là mướp hoặc quả non của mướp.

Thu hái quả non khi nó dài 15 đến 20cm, nướng chín. Thu hái lá bánh tẻ bỏ cuống, bỏ xơ thái phơi khô. 

Quả già ngâm cho rữa phần thịt, rửa sạch lấy xơ phơi khô, cắt khúc, sao vàng xem cạnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…

Lương Y Trung chia sẻ, ngày hè nóng nực có thể ép mướp lấy nước uống để thanh nhiệt và làm đẹp da. 

Cách làm lấy mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Sử dụng mỗi liệu trình 10 ngày đặc biệt là dùng cho những bệnh nhân tăng huyết áp.

Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch.

Bài thuốc Đông y từ lá đến rễ cây mướp hương

Các bài thuốc đông y mướp được dùng với tác dụng thanh phế nhiệt, chỉ ho, trừ tđơm, có thể trị các chứng ho cấp, hoặc ho mãn tính trong bệnh viêm phế quản. Quả non dùng chữa hen bằng cách sắc uống.

- Lá mướp và xơ mướp có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khá như bách bộ, cát cánh, mạch môn.Thân mướp khô sao tồn tính trị viêm mũi, ngạt mũi. Lá tươi còn dùng trị lở loét ngoài da bằng cách lấy nước cốt chấm vào chỗ bị bệnh.

- Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần chữa viêm họng. Hoặc lấy lá mướp nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml để chữa ho hen kéo dài.

Không chỉ ngon mát, loại quả có nhiều ở Việt Nam này là vị thuốc quý thanh nhiệt, giải độc - Ảnh 2.

 

Tác dụng thanh nhiệt giải độc thần kì của mướp ở trên mọi bộ phận của cây

- Lá mướp tươi nghiền nát pha chế cùng chút băng phiến cũng có tác dụng tốt trong trị nổi mề đay…

- Ngoài ra, để chữa sốt cao, đau đầu, nên lấy hoa mướp 20g, hạt đậu xanh để cả vỏ 100g. Ninh nhừ đậu xanh rồi lấy khoảng 400ml nước cốt, sau đó cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5-10 phút. Để nguội, chắt lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.

- Đặc biệt là xơ mướp nhiều người tưởng đó là những thứ bỏ đi nhưng nó lại có tác dụng rất tốt. Trong Đông y, xơ mướp thường được gọi là ty qua lạc, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu, chữa bệnh trĩ , đi ngoài ra máu.

Ở một số nước khác trong khu vực họ còn xơ mướp già cạo sạch vỏ và nướng trên than củi. Sau khi thấy phần xơ mướp đã vàng họ bắt đầu đem sắc chúng với vài lá sâm đen. Nước này được chia ra uống khoảng 3 lần trong một ngày, thực hiện đều đặn có thể giúp nhuận tràng, giảm đau

comment Bình luận

largeer