Tác hại của việc cắn móng tay
Bài viết dưới chúng tôi xin giới thiệu các bạn những nguy hiểm và bệnh lý liên quan tới việc cắn móng tay để bạn hiểu và phòng tránh được biểu hiện xấu này, đảm bảo sức khỏe.
Tác hại của việc cắn móng tay? Cắn móng tay là thói quen tiềm tàng những nguy hiểm bệnh tật
Những tác hại xấu của việc cắn móng tay
Gây nhiễm khuẩn
Các bệnh nhiễm trùng vi khuẩn sẽ lây từ móng tay vào miệng. Theo nghiên cứu thì vi khuẩn trên móng tay cao gấp đôi so với bàn tay. Chính vì vậy mà dù kể bạn có rửa tay thật sạch đi nữa thì vi khuẩn nằm trong móng tay vẫn không hết được.
Tác hại của việc cắn móng tay? Cắn móng tay gây nhiễm khuẩn tay và nguy hiểm hơn gây nhiễm khuẩn máu
Khi ta đưa tay lên miệng để cắn bạn vô tình đưa vì khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Nhiễm trùng móng tay
Khi cắn móng tay bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm mé, hay còn được gọi là paronychia. Khi bạn cắn móng tay sẽ khiến cho móng tay bị xước lâu ngày, từ đó vi khuẩn và nấm có cơ hội xâm nhập vào móng tay và gây viêm.
Tác hại của việc cắn móng tay? Cắn móng tay khiến các đầu ngón tay bị nhiễm trùng
Bệnh nhân sẽ có càm giác đau đớn, sưng phù ngón tay và phải điều trị bằng thuốc kháng khuẩn, và nếu bệnh nặng có thể phải sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị.
Hại răng lợi
Ít người không biết rằng cắn móng tay cũng có thể gây mẻ răng, lệch hàm.
Tác hại của việc cắn móng tay? Cắn móng tay khiến răng bị sứt mẻ và ảnh hưởng tới hàm
Đặc biệt là đối với những ai niềng rằng thì cắn móng tay có thể làm hỏng cấu trúc răng và làm mất tác dụng của việc điều trị, rất nguy hiểm. Vì thế bạn hãy từ bỏ thói quen xấu này khỏi cuộc sống của mình ngay.
Gây ngủ nghiến răng
Tác hại của việc cắn móng tay? Cắn móng tay cũng khiến cho bạn khi ngủ bị nghiến răng
Theo tiến sĩ khoa học ở Lon Don thì việc cắn móng tay có thể gây nghiến răng khi họ ngủ, bởi cắn móng tay giống như một biểu hiện của stress, căng thẳng và nó sẽ đi kèm với những thói quen xấu khác như nghiến răng.
Lây nhiễm virut mụn cóc
Một loại virut gây u nhú ở người chính là virut HPV sẽ có nguy cơ nhiễm cao ở người hay cắn móng tay. Khi cắn móng tay quá nhiều thì các hạt mụn cóc này sẽ xuất hiện ở ngón tay, sau đó lây ra khoang miệng và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tác hại của việc cắn móng tay? Cắn móng tay khiến vi khuẩn mụn cóc lây từ tay sang miệng
Suy giảm chất lượng cuộc sống
Những nghiên cứu gần đây cho thấy những người thường xuyên cắn móng tay có chất lượng cuộc sống thấp hơn những người không cắn móng tay. Những người cắn móng tay thường luôn ở trong trạng thái căng thẳng, stress, không tập trung trong công việc và hiệu quả công việc cũng giảm. Hơn nữa họ còn thường xuyên phải đối mặt với các bệnh liên quan tới thói quen cắn móng tay và phải cố gắng từ bỏ nó.
Các bệnh về tiêu hóa
Trong móng tay chứa rất nhiều loại vi khuẩn và tiền ẩn trong đó có rất nhiều vi khuẩn có hại, nguy hiểm nhất là chùm vi khuẩn enterobacteriaceae trong đó bao gồm khuẩn salmonella và E.coli.
Tác hại của việc cắn móng tay? Cắn móng tay gây ra các bệnh về đường ruột, tiêu chảy...
Đồng nghĩ với việc khi cắn móng tay các loại vi khuẩn này sẽ vô tình đi vào trong miệng và xuống đường tiêu hóa gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy và đau bụng cấp tính.
Cách cai chứng cắn móng tay
Sử dụng băng dính: Đối với những bạn không thể kiềm chế được thói quen cắn móng tay của mình thì có thể sử dụng băng dính để bọc các đầu ngón tay của mình lại. Bạn có thể bọc cả ngày và trừ lúc ngủ. Nên thay băng khi tắm hoặc thay hằng ngày.
Tác hại của việc cắn móng tay? Bọc các đầu ngón tay lại để hạn chế việc cắn móng tay
Bảo hộ, bao bọc một ngón tay: Với cách này bạn sẽ chỉ bảo vệ 1 ngón tay duy nhất bằng cách bọc nó lại. Dĩ nhiên bạn vẫn sẽ còn thói quen cắn móng tay và bạn sẽ cắn các ngón khác trừ ngón được bao bọc. Sau vài khi quan sát sự thay đổi giữa ngón tay được bảo vệ và các ngon khác bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Từ đó trong tiền thức bạn sẽ có một động lực để từ bỏ thói quen xấu này.
Tác hại của việc cắn móng tay? Bọc 1 ngón tay vào và quan sát sự khác biệt sau vài tuần
Giữ tay, miệng luôn bận rộn: Bằng cách này bạn có thể tìm một thú vui sử dụng tay chân miệng để quên đi thói quen cắn móng tay. Ví dụ như động tác gxo lên mặt bàn, xoay vặn ngón cái, nắm chặt hai tay, cho tay vào túi quần. Hoặc bạn cũng có thể chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ như đoạn dây chun, đồng xu... trong tay, lấy ra để chơi khi cơn nghiện móng tay nổi dậy. Nếu miệng bạn bận rộn thì cảm giác cắn móng tay cũng sẽ biến mất dần, bạn có thể khiến miệng bận bằng cách nhai kẹo cao su, ăn vặt...
Sử dụng chất tạo mùi: Bằng cách này bạn có thể sử dụng các loại sơn móng tay bằng dược phẩm tạo mùi khó chịu nhưng vô hại. Mùi hôi sẽ khiến bạn mất dần hứng thú với việc cắn móng tay và quên hẳn việc cho tay lên miệng.
Huy vọng với những tác hại và cách chữa trị bệnh cắn móng tay, bạn có thể từ bỏ được thói quen xấu này.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm