Tại sao thế giới nên tiếp tục sử dụng vaccine Sinopharm?
Vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược Sinopharm của Trung Quốc phát triển đã được cấp phép sử dụng ở hơn 50 quốc gia. Chính phủ các nước cũng đã triển khai tiêm hàng chục triệu liều chế phẩm này.
Bên ngoài Trung Quốc, hơn 100 triệu liều vaccine của Sinopharm đã được đặt hàng. Điều này khiến chế phẩm của Sinopharm trở thành một phần quan trọng trong chương trình tiêm chủng ở nhiều quốc gia.
Một số quốc gia đã báo cáo về các trường hợp đã tiêm vaccine Sinopharm nhưng vẫn nhiễm virus corona. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khuyến khích sử dụng vaccine COVID-19 Sinopharm, nêu rõ rằng sản phẩm này đủ an toàn và hiệu quả.
Trong bài viết trên The Conversation, nhà nghiên cứu về y tế công cộng ở Đại học Southampton, ông Michael Head nói rằng việc các nước đã tiêm chủng vẫn chứng kiến ca nhiễm gia tăng là việc dự liệu được, nhưng vaccine Sinopharm sẽ giúp chúng ta tránh được những đợt bùng phát thảm họa như ở Ấn Độ. Chính vì vậy, thế giới nên tiếp tục sử dụng Sinopharm, nó vẫn hiệu quả và đáng tin cậy, dù có thể hiệu quả của nó không bằng một số vaccine khác.

Vaccine ngừa COVID-19 của Sinopharm được WHO phê duyệt sử dụng vào ngày 7/5. Ảnh: Reuters.
Cơ chế bất hoạt của vaccine Sinopharm
Vaccine COVID-19 của Sinopharm chứa phiên bản bất hoạt của SARS-CoV-2. Đây là dạng vaccine khác với các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ mRNA được Pfizer hay Moderna sử dụng.
Kỹ thuật bất hoạt virus đã được nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng trong lịch sử chế tạo vaccine. Công nghệ này được áp dụng để phát triển các loại vaccine ngừa bệnh dại và bệnh bại liệt.
Vaccine bất hoạt dễ sản xuất và nổi tiếng về độ an toàn song thường có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch kém hơn một số loại vaccine khác.
Theo báo cáo lâm sàng của WHO, các thử nghiệm cho thấy phác đồ hai liều của vaccine Sinopharm phát huy tác dụng đến 79%. Trên thực tế, con số này thậm chí có thể ở ngưỡng 90%, theo tạp chí The Conversation.
Khác với các loại vaccine do Pfizer, Moderna hay AstraZeneca phát triển, dữ liệu về hiệu suất của vaccine Sinopharm không nhiều.
Do đó, dù những con số về mức độ hiệu quả của chế phẩm này có vẻ tích cực, các chuyên gia y tế vẫn chưa thể xem xét liệu vaccine Sinopharm có thực sự phát huy tác dụng hay không.
Gao Fu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cũng từng công khai nhận xét rằng vaccine COVID-19 của Sinopharm cần được cải thiện.
Bên cạnh đó, hiện chưa có nhiều thông tin về khả năng kích hoạt miễn dịch của vaccine Sinopharm đối với các loại biến chủng SARS-CoV-2 mới, đặc biệt là biến thể Delta đang lây lan ở nhiều quốc gia.
Có vaccine vẫn bùng dịch là chuyện thường
Kể từ tháng 4, tình trạng bùng phát các ổ dịch COVID-19 mới được ghi nhận ở một số quốc gia có chương trình tiêm chủng tương đối mạnh, bao gồm cả những nước sử dụng vaccine Sinopharm lẫn các quốc gia không triển khai loại vaccine này, đơn cử như Vương quốc Anh.
Cộng hòa Seychelles, nơi 60% dân số đã tiêm đủ hai liều vaccine ngừa COVID-19, đã ghi nhận đợt bùng dịch mới từ giữa tháng 4.
57% trong số những người đã tiêm chủng đầy đủ ở Seychelles sử dụng vaccine Sinopharm, trong khi 43% còn lại được tiêm vaccine của AstraZeneca, theo New York Times.
Cũng theo nguồn tin trên, khoảng một phần ba số ca mắc COVID-19 mới ở Seychelles là những người đã tiêm đủ hai mũi vaccine. Kịch bản tương tự cũng lặp lại ở một số quốc gia khác như Chile, Bahrain và Uruguay.

Cộng hòa Seychelles là một trong những nước đi đầu về tiêm chủng song vẫn chứng kiến số ca mắc COVID-19 tăng mạnh. Ảnh: AP.
Trên thực tế, các đợt bùng dịch ở những quốc gia có chương trình tiêm chủng tốt vốn dĩ đã được dự liệu trước. Bởi lẽ, hiện chưa có loại vaccine nào đảm bảo hiệu quả 100%.
Bên cạnh đó, vaccine cần một vài tuần để kích hoạt đầy đủ phản ứng miễn dịch trong cơ thể người tiêm. Những người dù đã tiêm chủng đầy đủ song vẫn mắc COVID-19 nhiều khả năng nhiễm virus corona ngay sau khi nhận được mũi tiêm thứ hai - thời điểm vaccine chưa hoàn toàn phát huy tác dụng.
Ngoài ra, sự lưu hành rộng rãi của nhiều biến chủng mới cũng được cho là nguyên nhân khiến một số người mắc COVID-19 dù đã tiêm đủ hai mũi vaccine.
Tính đến ngày 20/6, toàn thế giới ghi nhận 178 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có khoảng 3,85 triệu trường hợp tử vong, theo Worldometers.
Giải pháp mới
Để đối phó với các làn sóng bùng dịch mới, nhiều quốc gia đã mở rộng quy mô và tăng cường các đợt triển khai tiêm chủng hiện có.
Một số nước chọn giải pháp tiêm vaccine bổ sung. Đơn cử, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) khuyến nghị người dân tiêm thêm một liều vaccine Pfizer hoặc một liều vaccine Sinopharm bổ sung vào 6 tháng sau khi hoàn thành phác đồ tiêm hai mũi.
Cách tiếp cận trên có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch song vẫn phụ thuộc vào nguồn lực vaccine của từng quốc gia.
Trong lúc nhu cầu vượt xa nguồn cung và nhiều nước thu nhập cao giữ phần lớn sản phẩm, phần còn lại của thế giới sẽ không được bảo vệ và trở nên dễ bị tổn thương trước COVID-19. Chúng ta đã nhìn thấy những đợt bùng phát không thể kiểm soát nổi ở Nepal, Ấn Độ, những đợt bùng phát làm sụp đổ cả hệ thống y tế mong manh ở các nước này, và giúp hình thành những biến chủng mới.
Với suy nghĩ đó, chúng ta nên nhớ rằng Sinopharm là một sản phẩm có ích. Một số vaccine khác có thể có hiệu quả cao hơn - chúng ta sẽ biết chừng nào có đủ data về Sinopharm, nhưng trong bối cảnh khan hiếm vaccine hiện tại, nguồn cung từ Trung Quốc, cụ thể là Sinopharm được dự đoán sẽ trở thành công cụ nền tảng cho công cuộc đẩy lùi đại dịch trong 12-24 tháng tới, Michael Head kết luận trong bài viết trên The Conversation.
(Theo Zingnews)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am