Tết truyền thống Việt Nam trên đất Nhật của những người con xa xứ

Mỗi dịp Tết Nguyên đán đến, các gia đình người Việt trên đất Nhật đều chuẩn bị một mâm cơm tươm tất để thắp hương và cho gia đình, các con không khỏi quên truyền thống của quê hương.
24/01/2023 09:07

Nỗi niềm riêng với khắc khoải trở về quê hương, đất nước

Anh Phạm Văn Tuấn (SN 1989) và chị Nguyễn Nam Phương (SN 1989) sang Nhật từ năm 2017. Anh Tuấn làm kỹ sư công nghệ thông tin (IT), chị Phương làm baito 3 buổi/tuần. 

Empty

Gia đình chị Nguyễn Nam Phương - anh Phạm Tuấn Kiệt

Xa nhà đến nay là năm thứ 6 năm, đã quá quen với cuộc sống ở đất nước "mặt trời mọc" nhưng nỗi niềm nhớ nhà luôn luôn canh cánh trong lòng của đôi vợ chồng anh Tuấn - chị Phương. Hạnh phúc khi anh chị đón những đứa con tại đây, gia đình quây quần "đủ nếp, đủ tẻ". Con đầu Phạm Tuấn Kiệt (SN 2013), con thứ Phạm Nhật Mai (SN 2018), con út Phạm Tuấn Anh (SN 2021).

Empty

Chị Phương sang Nhật được gần 6 năm thì mới bắt đầu bán hàng online. Ban đầu, chị không có ý định bán hàng nhưng do người thân và bạn bè nói muốn mua được hàng Nhật chuẩn. Mà mọi người nói mua ở Việt Nam lo hàng không chuẩn, không yên tâm nên chị Phương mới bắt đầu bán hàng được 4 tháng nay. Chị Phương vừa bán hàng còn lại thời gian, chị dành cho việc chăm con và đi mua đồ gửi về Việt Nam kiếm thêm.

Empty

Để trang trải với sự đắt đỏ nơi đây, chị Phương thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo trong cách chi tiêu và sinh hoạt của gia đình 5 người. Hiện tại, chị đã có được ngôi nhà nhỏ xinh xắn, một chiếc ô tô để tiện việc đi lại. Cuộc sống gia đình tạm ổn dần dần.

Empty

"Ở Nhật, người dân ăn Tết Dương lịch chứ không ăn Tết Âm lịch, vì vậy ở Nhật Tết Âm lịch không có không khí như ở Việt Nam. Chỉ là cộng đồng người Việt sống bên này sẽ cùng nhau tổ chức Tết và cùng nấu nhưng món ăn truyền thống của Việt Nam để ăn Tết", chị Phương chia sẻ thêm.

Empty

Mâm cơm đầy đủ món ăn vị Việt do chính tay chị Phương trổ tài

Người Việt Nam rất đoàn kết dù ở nơi đâu, xa nhà, nhớ nhà, nhớ quê hương là điều mà họ càng ngày gắn kết với nhau hơn. Nhất là mỗi dịp Tết đến là trong lòng họ - những người con xa xứ - luôn luôn có nỗi niềm riêng với khắc khoải trở về quê hương, đất nước.

Empty

Bình thường chị Phương bán hàng Nhật nhưng mỗi khi dịp Tết thì chị Phương có bán thêm bánh chưng, giò xào hay xôi gấc cho cộng đồng người Việt bên Nhật. Nhờ đôi tay "nội trợ", người mẹ 3 con ấy đã làm nên những chiếc bánh chưng, giò hay xôi gấc đậm chất truyền thống của Việt Nam như một phần gửi gắm tình cảm vào những món ăn đặc trưng ngày Tết cổ truyền.

Empty

Gia đình chị Phương và mẹ đẻ

"Ở Nhật lâu nên thi thoảng gia đình tôi có đón mẹ đẻ qua chơi 3 đến 6 tháng, như năm vừa rồi thì đón bà qua ăn Tết Dương lịch của người Nhật để bà biết Tết Nhật và Tết Việt có gì khác nhau", chị Phương cho biết.

Tết ở Nhật họ thường đi du lịch, nên đầu năm 2023 chị Phương đã đưa mẹ đẻ đi chơi ở Hakone - đó là 1 địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật. "Ở đó thì núi lửa vẫn đang âm ỉ hoạt động và những người bán hàng nướng trứng bán, nghe nói ăn quả trứng đó sẽ sống thọ thêm 1 tuổi", chị Phương cho biết thêm.

Empty

Tiết trời Nhật Bản ngày càng trở nên lạnh giá trong tuần lễ cận kề Tết nguyên đán của người Việt Nam. Nhiệt độ thường ở mức dưới 0 độ C, tuyết phủ che lấp cả những con đường quen thuộc mà lao động Việt thường đạp xe hay đi bộ bắt tàu điện ngầm đến sở làm. Nếu là một ngày bình thường, những gì mà người con xa xứ cảm nhận đơn thuần là cái lạnh buốt giá của thời tiết. Nhưng càng gần Tết, sự buốt giá ấy làm xốn xang cả những trái tim xa quê vốn đã đầy nỗi bồi hồi, trông ngóng.

Empty

"Cả gia đình tôi đều rất nhớ nhà, nhất là Tết rất nhớ quê hương nhưng vì công việc và do các bạn nhỏ đi học nên dịp Tết chưa sắp xếp về được. Hy vọng năm tới cả gia đình sẽ về ăn Tết cổ truyền của Việt Nam", chị Phương bùi ngùi nói.

Nhân dịp Tết đến xuân về, chị Phương chỉ mong muốn năm nay mọi điều đều suôn sẻ đến với gia đình nhỏ của mình, thế giới hết dịch bệnh để gia đình được về quê hương vào mỗi dịp nghỉ hè và Tết.

Nhớ mùi nhang, nồi nước mùi già, tiếng pháo hoa ngày Tết

Xa nhà đến nay là năm thứ tư, chị Nguyễn Thị Quyên (SN 1990) dường như đã quen với việc phải đón Tết xa quê. Chính vì vậy, năm nay chị Quyên đã tự tay cắt dán giấy để trang trí nhà cửa, chuẩn bị mâm cỗ tất niên, cỗ năm mới với những món ăn truyền thống của Việt Nam như bánh chưng, nem, giò lụa, xôi gấc, canh khoai tây cà rốt… để cùng mọi người quây quần đón chào năm mới.

Empty

Gia đình chị Quyên

"Vì Tết là ở trong lòng mỗi người, nhớ và yêu Tết thì tự tạo nên một Tết Việt ở bên đất nước Nhật Bản xa xôi cũng không phải là điều quá khó", chị Quyên vui vẻ tâm sự.

Chị Quyên chia sẻ, 4 cái Tết không được về Việt Nam, chị cảm thấy buồn và nhớ Tết ở Việt Nam vô cùng. Muốn được quây quần bên gia đình nhưng do công việc của chồng nên không thể xin nghỉ vào những ngày Tết. Chồng chị làm tư vấn hiệu suất cho các nhà máy nhiệt điện (Toshiba) với công việc bận rộn. Để có thời gian chăm con thì chị Quyên làm việc bán thời gian. Dù bận nhưng những gia đình ở gần nhau vẫn cùng nhau nấu bữa cơm Tết để sum họp, để con trẻ không quên Tết của ông cha.

Empty

"Bố mẹ và các anh chị rất mong ngày Tết có tôi về để gia đình cùng xum vầy, nhưng mấy năm nay tôi không về được. Bố mẹ tôi mỗi dịp này càng mong ngóng con cháu về những ngày Tết…", giọng chị Quyên nghẹn lại.

Empty

Mâm cơm đậm chất món ăn Việt cho ngày Tết cổ truyền

Những ngày cận Tết, qua Facebook, chị Quyên thấy mọi người tất bận chuẩn bị Tết, thấy nhớ nhà da diết. Nhớ lúc cả gia đình quây quần gói từng chiếc bánh chưng, nhớ mùi khói củi, mùi khoai nướng khi ngồi canh bếp, nhớ những buổi chiều đi sắm Tết cùng mẹ, nhớ chợ hoa có đào có quất, nhớ những lúc vừa ngồi xem Táo quân vừa đợi đến Giao thừa. Nhớ tiếng pháo hoa rộn ràng, nhớ cả mùi nhang bố thắp những ngày Tết, nhớ nồi nước mùi già mẹ nấu sáng mùng 1 Tết rửa mặt để đón năm mới. Khi ta sống trong những điều qua quen thuộc sẽ thấy nó là bình thường, nhưng đi xa rồi mới thấy hoá ra nó đã thấm sâu vào tâm hồn từ khi nào.

Empty

Hàng ngày vẫn đều đặn là những cuộc gọi hỏi thăm, vẫn nhìn thấy nhau qua màn hình Facebook, Zalo nhưng cái cảm giác mong muốn được gặp, được chạm vào người thân vẫn cháy bỏng đến thế! Tết cổ truyền Việt Nam, dù không được về quê nhưng trong họ vẫn vẹn nguyên niềm háo hức và đã bắt đầu nung nấu những dự định để có một ngày đón Tết đúng nghĩa.

Empty

"Bước sang năm mới, năm Quý Mão, không có mong ước gì lớn lao, chỉ mong bố mẹ, chồng con, bản thân, anh chị em và các cháu mạnh khoẻ", chị Quyên nói.

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam cho dù bạn là ai, cho dù bạn có đi tới năm châu, bốn bể nào thì Tết cổ truyền vẫn là một nỗi niềm in đậm trong mỗi tâm hồn người Việt…

Nguyễn Trang (thực hiện ) - Ảnh: NVCC

comment Bình luận

largeer