Tham khảo một số loại rau, củ quả, tốt cho bệnh tiểu đường

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường trong y học cổ truyền rất phong phú, trong đó có các tác dụng của rau, củ quả có tác dụng ngăn ngừa biến chứng của bệnh
27/08/2021 07:34

Bệnh đái tháo đường với các triệu chứng nhẹ như: Khát nước; ăn nhiều, uống nhiều; cảm thấy rất nhanh đói; nhức mỏi; thị lực giảm; vết thương lâu lành; người gầy, ngay cả khi ăn nhiều (đái tháo đường type 1); tê bì chân tay, ngứa ran (đái tháo đường type 2)... Người bệnh có thể không nhận biết được hoặc dễ dàng bỏ qua.

Khám sức khỏe định kỳ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa và chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng thể bệnh giúp phát hiện ngăn ngừa điều trị kịp thời.

Những thực phẩm bổ trợ điều trị đái tháo đường

Mướp đắng

Mướp đắng (còn gọi là khổ qua), có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí… có tác dụng bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim. Chất glycoside của mướp đắng có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.

Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, bổ thận tráng dương…

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Mướp đắng thái nhỏ phơi hoặc sấy khô. Sắc uống. Hoặc tán bột mịn. Mỗi ngày uống 12-20g.Chia 2-3 lần.

3

Mướp đắng bổ trợ điều trị tiểu đái tháo đường

Bí đỏ

Bí đỏ có chứa một lượng lớn vitamin C, tăng cường miễn dịch, chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể. Nghiên cứu của y học hiện đại, bí đỏ có tác dụng làm hạ đường huyết trong máu, vì vậy giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường; ngăn ngừa khả năng phát triển thành mạn tính; chữa cao huyết áp và đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, áp xe phổi...

 Quả bí đỏ non, chưa có hạt có tác dụng giảm đau đầu, hạ đường huyết.

Theo Đông y, bí đỏ có vị ngọt, tính ấm có thể bổ trung ích khí, tiêu viêm chỉ thống, giải độc và dưỡng tâm bổ phế.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Bí đỏ 200g, đậu xanh 100g. Đậu xanh nấu trước với nước cho mềm, bí đỏ cho vào sau. Ăn cái, uống nước.

k4

Bí đỏ hạ đường huyết, trị đái tháo đường

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ giàu chất dinh dưỡng, nguyên tố vi lượng và các vitamin như B1, B2... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, mộc nhĩ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, cải thiện chức năng gan, thận, giảm cholesterol trong máu.

Theo sách thuốc cổ, mộc nhĩ vị ngọt, tính bình, có công dụng tư âm nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, rất thích hợp cho những người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mắc các chứng bệnh đường hô hấp, cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não...

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Mộc nhĩ 50g và đậu ván trắng 50g. Đậu ván trắng nấu trước với nước cho mềm, mộc nhĩ cho vào sau. Ăn cái, uống nước.

Hoặc dùng: Mộc nhĩ và đậu ván trắng (xích tiểu đậu), lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9g.

moc

Mộc nhĩ hỗ trợ điều trị tiểu đường

Đậu đỏ

Theo y học hiện đại, đậu đỏ giàu chất dinh dưỡng vừa là loại thực phẩm bổ máu, vừa có tác dụng giải độc, kích thích nhu động ruột, kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, hạ cholesterol và chống ung thư.

Trong Đông y, đậu đỏ có tên thuốc là xích tiểu đậu. Người có thể chất nhiệt thì dùng sống có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt.

 Người tạng hơi hàn thì sao qua, sao đen tồn tính có công dụng an thần, lợi tiểu.

 Xích tiểu đậu vị ngọt chua, tính bình, vào 2 kinh tâm và tiểu tràng có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sưng tấy, rút mủ, cầm máu.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Đậu đỏ 100g, bí đao 300g. Đậu đỏ nấu trước với nước cho mềm, bí đao cho vào sau. Ăn cái, uống nước.

Củ mài

Theo y học hiện đại, rễ củ mài có tác dụng chống lão suy, chống di niệu, ngừa bạc tóc sớm, làm giảm đường huyết và tăng lực.

Trong Đông y, củ mài với tên thuốc là hoài sơn. Củ mài vị cam bình, vào kinh phế tỳ thận; có tác dụng kiện tỳ ích khí, bổ phế cố thận, ích tinh sáp niệu. Dùng cho các chứng tỳ hư, phế hư, thận hư với các triệu chứng gày còm mỏi mệt, ho lâu ngày, di tinh liệt dương, đới hạ (huyết trắng), đái tháo đường... 

Cháo củ mài có thể ăn thường xuyên.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Củ mài 60g, tụy lợn 1cái, gia vị vừa đủ. Hầm mềm.

DS Mai Thu Thủy

comment Bình luận

largeer