Thiếu ngủ ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ gây ra nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm với sức khỏe con người, trong đó ảnh hưởng đầu tiên là tình trạng mệt mỏi, suy nhược thần kinh...
04/01/2021 16:25

Giấc ngủ có vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Đây là thời gian nghỉ ngơi, giúp con người cân bằng lại sức khỏe, lấy lại năng lượng sau ngày dài lao động, học tập mệt mỏi. Thông thường ở người lớn, thời gian ngủ lý tưởng là 8 giờ đồng hồ mỗi ngày. 

Ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ tốt sẽ cơ thể hưởng được nhiều lợi ích về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, như: Tăng cường hệ miễn dịch; Giảm thiểu căng thẳng và các bất ổn về tâm lý; Nâng cao năng suất và hiệu quả công việc; Duy trì cân nặng , hạn chế yếu tố gây thừa cân, béo phì; Cải thiện làn da và giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.

thieu ngu

Hình minh họa.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ trong những khoảng thời gian này cực kỳ tốt cho sức khỏe. Cụ thể, từ 21h – 23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn. Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say. Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say. Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này. 

Tuy nhiên hiện nay, nhiều người lại không dễ có được một giấc ngủ sâu, chất lượng bởi các áp lực công việc trong cuộc sống hiện đại, phụ nữ nuôi con nhỏ phải thường xuyên thức đêm, những người làm công việc ca đêm... Việc thiếu ngủ gây nên sự uể oải cho cơ thể vào buổi sáng hôm sau được thể hiện rõ ràng nhất.

Nếu như ngủ đủ giấc mang lại những dấu hiệu tích cực cho sức khỏe thì thiếu ngủ sẽ sẽ gây ra tác động ở chiều hướng ngược lại: bạn sẽ dễ bị stress, căng thẳng hơn, suy giảm trí nhớ, hệ miễn dịch suy giảm, làn da trở nên đen sạm và dễ bị mắc các bệnh nguy hiểm. 

Thậm chí trong nhiều nghiên cứu chứng minh, mất ngủ, thiếu ngủ còn dễ gây nên các ca tử vong. 

Được công bố trên báo chí trước đó, Quỹ Nghiên cứu Giấc ngủ Quốc gia Mỹ ( NSF) cho biết, những người thiếu ngủ, ngủ dưới 6 tiếng một ngày tỷ lệ tử vong cao hơn. Những người ngủ dưới 4 tiếng một ngày, tỷ lệ tử vong tăng lên 15%

Nhóm nghiên cứu từ bệnh viện Đài Loan vào năm 2000 khảo sát 80.000 người, trong đó có 21.000 người mất ngủ, tỷ lệ đột quỵ của nhóm người mất ngủ này tăng gấp 8 lần những người khác. Đây là kết quả chính xác đã được kiểm định và có ý nghĩa về y học cho đến nay.

Trả lời trên VnExpress, PGS.TS Vũ Anh Nhị, Trưởng bộ môn Thần kinh Đại học Y dược TP HCM cũng cho biết, mất ngủ sinh ra bệnh lý lo âu, gây rối loạn trầm cảm, tỷ lệ đau đầu mạn tính tăng lên. Mất ngủ kéo dài mạn tính sẽ gây nên thoái hóa tế bào, ngộ độc tế bào, nhưng không thể gây ra đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ đến từ quá trình thứ 2, mất ngủ gây nên bệnh tim mạch, cao huyết áp. 60% người mất ngủ bị béo phì, dẫn tới tiểu đường. Đặc biệt người gầy mà mất ngủ sẽ tăng cholesterol, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Do đó, để tránh các nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, chúng ta cần ngủ đủ giấc, tạo ra giấc ngủ chất lượng bằng cách: Không nên ăn tối quá no, không nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ, đây chính là nhân tố khiến cho bạn bị mất ngủ. Tắm bằng nước ấm, ngâm chân vào nước muối loãng ấm sẽ đem lại cho bạn cảm giác thư giãn thoải mái, giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn, đưa bạn đi vào giấc ngủ sâu hơn và ngon hơn. Không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê...

Minh Huyên (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer