Thuốc nhỏ mắt chữa cận thị Nanodrops là giả mạo?

Theo thông từ http://www.giadinhmoi.vn, sau khi có một loại bài phản ánh kiểm chứng chuyên gia giãn khoa về thông tin thuốc nhỏ mắt chữa cận thị NanoDrops- Israel; Bộ Y tế chính thức có văn bản đề nghị có biện pháp chấm dứt hoạt động của trang web rao bán loại thuốc trên.
16/05/2018 17:33

Thuốc nhỏ mắt chữa cận thị Nanodrops là giả mạo?

Được biết, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã nhận được công văn từ Vụ truyền thông và thi đua, khen thưởng – Bộ Y tế về việc xử lý thông tin sau bài viết: “Sự thật về 'thuốc nhỏ mắt chữa được cận thị': Lợn khỏi liệu người có hết?”.

Ngày 7/5, Cục Quản lý Dược đã có công văn số 7804/QLD-Ttra về việc quảng cáo thuốc nhỏ mắt NanoDrops Eyes trên Internet. Đồng thời đề nghị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông có biện pháp chấm dứt hoạt động của trang web trên.

Empty

Công văn kiến nghị của Bộ Y tế

Trước đó, theo phản ánh từ http://www.giadinhmoi.vn, một fanpage bán hàng có tên “NanoDrops Israel - Thuốc Nhỏ Mắt Chữa Cận” đã quảng cáo loại thuốc nhỏ mắt với ghi chú công dụng: “Có khả năng chữa trị mắt cận thị mà không cần phẫu thuật".

Được biết, đây là sản phẩm của công ty NanoDrops eyes company Việt Nam – nhà phân phối độc quyền loại thuốc nhỏ mắt NanoDrops. Hơn nữa, trên fanpage còn khẳng định, thuốc đã được các bác sĩ chuyên kho mắt Viện Pastuer chứng nhận và được cấp phép nhập khẩu chính thức tại Việt Nam. Đặc biệt, sản phẩm đã có giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn của Bộ Y tế cùng nhiều giấy tờ đán tin cậy khác.

Empty

Thuốc nhỏ mắt chữa cận thị Nanodrops là giả mạo. Thông tin về thuốc Nanodrops trên trang page bán hàng online

Tuy nhiên, sau tìm hiểu http://www.giadinhmoi.vn phát hiện, NanoDrops- Israel mới chỉ là công trình nghiên cứu khoa học về một loại thuốc nhỏ mắt do các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế Shaare Zedek và Đại học Bar-Ilan ở Israel đang trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển.

Theo đó, sản phẩm này có chứa hạt nano có thể bám và thấm trên bề mặt giác mạc. Qua đó làm thay đổi tính chiết quan của mắt. Khi tính chiết quang thay đổi, nó kéo theo sự ảnh hưởng trong mắt người cận hoặc viễn thị về đúng vị trí võng mạc. Nhờ đó mà những người có tật mắt có thể nhìn rõ hơn.

Tuy nhiên, công trình này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và mới được thử nghiệm trên lợn. Hiện chưa được thử nghiệm trên người.

Empty

Giấy chứng nhận được làm giả khá tinh vi

Nhờ có sự giúp đỡ của các chuyên gia, phóng viên Gia đình mới đã phát hiện trên giấy phép buôn bán sản phẩm này có sự tẩy xóa, chỉnh sửa, giả mạo từ bộ giấy chứng nhận quốc tế cho một sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có nguồn gốc từ Iran.

Theo Ths. BS Nguyễn Tiến Phúc – Phòng khám mắt EyeZone Hải Phòng: sản phẩm thuốc nhỏ mắt NanoDrops “thật” chưa hề có trên thị trường, nó mới chỉ được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên mắt lợn.

“Đơn vị bán hàng này đã tải tất cả chứng nhận từ website của một công ty nước ngoài chuyên bán đồ mỹ phẩm từ nghệ tây và kinh doanh các nông sản về để chỉnh sửa. Mọi thông tin đều y hệt nhau, chỉ khác là đã bị tẩy xóa tên sản phẩm cũng như yên công ty”, BS Phúc phân tích thêm.

Còn theo BSCKII Lê Việt Sơn, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định: “Cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi được cận thị.

Empty

Theo bác sĩ Sơn, “cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi được cận thị"

Cũng theo bác sĩ Sơn, nếu nói sản phẩm này có tác dụng chữa cận thị như kính áp tròng thì cần phải xem xét kỹ. Mỗi người có số độ cận thị khác nhau, thông số kính sẽ khác nhau.

Vậy nên, loại thuốc được dùng để nhỏ vào mắt chữa cận thì mà không quan tâm đến mức độ bệnh của bệnh nhân là hoàn toàn vô căn cứ. Đây là loại thuốc bệnh nhân  không nên mù quáng tin tưởng.

Trước thông tin thuốc nhỏ mắt NanoDrops có khả năng chữa trị mắt cận thị không cần phẫu thuật, ThS.BS Bùi Cẩm Hương, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội cho biết: gần đây, tôi liên tục nhận được các câu hỏi của mọi người về thực hư chuyện thuốc NanoDrops chữa được cận thị.

Người trong ngành thì hoang mang không biết độ xác thực như thế nào, độ tin tưởng ra sao trong khi bệnh nhân thì tràn đầy hy vọng vào một tương lai có thể không cần đeo kính hay phẫu thuật khi mắc tật khúc xạ.

comment Bình luận

largeer