Tiêu chỏm xương đùi thường tiến triển âm thầm

Tiêu chỏm xương đùi là một bệnh thuộc nhóm bệnh hoại tử xương với tình trạng chết các tế bào ở cả 2 phần của xương là tủy xương và tế bào xương. Bệnh còn được gọi với cái tên khác nhau: hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, hoại tử vô mạch. Bệnh hay gặp ở độ tuổi trung niên, nam nhiều hơn nữ.
10/12/2021 10:15

Biểu hiện

Bệnh tiêu chỏm xương đùi có thể tiến triển âm thầm mà không có các biểu hiện trên lâm sàng hoặc nếu có cũng rất kín đáo, khi có các biểu hiện thì thường là bệnh đã tiến triển khá lâu.

+ Đau ở vùng khớp háng (thường ở một bên).

+ Hạn chế vận động khớp háng bên đau (các động tác gập, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài khớp háng).

Empty

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang phẫu thuật cho bệnh nhân

+ Đau tăng khi đi lại.

+ Không có hiện tượng sưng hay nóng vùng đau.

Phục hồi chức năng và điều trị trong tiêu chỏm đùi vô khuẩn

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Liên – Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Bệnh lý tiêu chỏm xương đùi vô khuẩn là loại bệnh lý xương khớp mãn tính, có diễn biến kéo dài và gồm nhiều phương pháp phối hợp điều trị (Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng, điều trị nội khoa, phẫu thuật chỉnh hình, thay khớp nhân tạo). Phục hồi chức năng đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân giảm đau, tăng khả năng vận động của bên khớp bị tổn thương, bảo tồn các cấu trúc tự nhiên của khớp càng lâu càng tốt, đặc biệt là hạn chế tốt nhất các biến chứng có thể xảy ra.

Empty

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Liên – Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Bệnh lý tiêu chỏm xương đùi vô khuẩn là loại bệnh lý xương khớp mãn tính, có diễn biến kéo dài và gồm nhiều phương pháp phối hợp điều trị (Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng, điều trị nội khoa, phẫu thuật chỉnh hình, thay khớp nhân tạo)

Việc chọn phương pháp điều trị được dựa vào mức độ tổn thương của chỏm xương đùi. Với mục tiêu: Các phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng nhằm duy trì sức mạnh của cơ, tránh co rút và các thương tật thứ cấp.

Lời khuyên của bác sĩ

– Cần theo dõi các triệu chứng (Đau vùng khớp háng, tính chất cơn đau, khả năng đi lại di chuyển).

– Khi xuất hiện các triệu chứng: đau, giảm vận động cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

– Thời gian tái khám theo định kỳ từ 1 tháng đến 3 tháng, 6 tháng và khám định kỳ hàng năm.

– Tập khớp háng bên tổn thương theo tầm vận động, duy trì tầm vận động khớp.

– Sử dụng các dụng cụ tập (nạng nách, nạng khuỷu, khung tập đi để giảm tải trọng lên khớp háng).

Theo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

comment Bình luận

largeer