Tìm hiểu những bộ phận "lạ" trên cơ thể
Bạn có lẽ đã từng ngạc nhiên khi những ngón tay, ngón chân của mình nhăn như táo tàu trong bồn tắm. Bạn từng nghe người khác nói về những ca phẫu thuật cắt ruột thừa như một phần thừa thãi và vô dụng trong cơ thể. Nhưng đó có phải là sự thật?
Ruột thừa
Tìm hiểu những bộ phận "lạ" trên cơ thể đứng số 1 là ruột thừa
Nằm nép dưới chỗ nối ruột non và ruột già, ruột thừa trước giờ luôn bị coi như là một cơ quan tàn tích - một phần thừa của tiến hóa, đôi khi có thể gây nguy hiểm. Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ruột thừa đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách dự trữ lợi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Rò luân nhĩ - Chiếc lỗ kì lạ
Soi vào gương thật kỹ xem, nếu như bạn có một cái lỗ kì lạ ở phía trước vành tai (điểm nối giữa tai và một bên mặt), bạn đang có một dị tật hiếm gặp đấy!
Cái lỗ kì lạ ấy được gọi là rò luân nhĩ. Có rất ít người trên thế giới có rò luân nhĩ bởi đây thực chất là một loại dị tật bẩm sinh được Van Heusinger ghi nhận lần đầu vào năm 1864.
Chúng ta không biết vì sao "rò luân nhĩ" tồn tại. Nhưng theo Neil Shubin - nhà cổ sinh vật học tiến hóa người Mỹ, đây có thể là dấu hiệu còn sót lại của mang cá, cho thấy rằng con người thực sự đã tiến hóa từ một loài thuỷ sinh.
Da tay nhăn nheo
Da tay nhăn nheo do tiếp xúc với nước quá lâu
Nếu như ở quá lâu trong hồ bơi, bạn sẽ để ý thấy đầu ngón tay và ngón chân bắt đầu nhăn như quả nho khô.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm và phát hiện rằng ngón tay nhăn nheo sẽ có khả năng giữ vật tốt hơn trong điều kiện ẩm nước. Những vết nhăn này sẽ giúp ta cải thiện độ bám dính của tay, chân với bề mặt tiếp xúc trong điều kiện ẩm ướt, chống trơn trượt.
ADN "rác"
“ADN Rác” cố định các đoạn gene của chúng ta
Những ADN không chứa thông tin di truyền từng được gọi là “ADN Rác”, nhưng chúng có thật sự là rác?
ADN rác không tổng hợp protein - chức năng cơ bản của ADN, và còn khiến con người dễ bị bệnh tật tấn công nhưng nó đóng vai trò không thể thiếu trong hệ gen. Nếu như ADN "rác" thật sự vô dụng, chọn lọc tự nhiên đã xóa sổ chúng từ lâu. Và thực tế là đến ngày nay, ADN "rác" vẫn còn tồn tại.
Theo một nghiên cứu gần đây, hóa ra chúng có một vai trò cực kỳ quan trọng, đó là cố định các đoạn gene của chúng ta. Các nhiễm sắc thể được giữ bên trong nhân tế bào một cách chuẩn xác, tất cả là nhờ số ADN rác này. Vậy mới thấy, tuy gọi là "rác" nhưng ADN “rác” là yếu tố sống còn của tế bào.
Những tế bào miễn dịch "vô dụng"
Chúng ta có những tế bào miễn dịch trong cơ thể mà không ai biết nó để làm gì. Thực chất, những tế bào miễn dịch này - tế bào bạch cầu, chiếm số lượng lớn, nhưng chỉ xuất hiện để tự tấn công cơ thể khi có bệnh tự miễn và khiến cho bệnh tình tệ hơn, thay vì bảo vệ cơ thể.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các tế bào này đại diện cho một loại miễn dịch mới mà con người chưa từng biết. Chúng tạo một “bức tường phòng thủ”, ngăn chặn các bệnh lây nhiễm nguy hiểm mà không cần hệ thống miễn dịch can thiệp bằng cách “cải trang” thành một phần của cơ thể.
Vi khuẩn ruột
Trong những năm gần đây, nghiên cứu đã phát hiện ra các vi sinh vật sống cộng sinh bên trong cơ thể (đặc biệt trong ruột) có ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta nhiều hơn ta vẫn tưởng. Vi sinh vật bên trong cơ thể được cho là có liên quan đến các bệnh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, ung thư và hội chứng mệt mỏi mãn tính - khá nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Nhưng chúng cũng góp phần điều chỉnh những thứ khác của cơ thể, chẳng hạn như sự thèm ăn và cả tâm trạng của chúng ta.
Interstitium
Bạn có tin, chúng ta có một cơ quan bao quanh các cơ quan nội tạng khác và không ai biết đến sự tồn tại của nó suốt thời gian qua?
Cơ quan mới được phát hiện này được gọi là interstitium. Trước đây, các nhà khoa học nghĩ rằng thứ lấp đầy khoảng không gian dưới da, xung quanh ruột và phổi, các mạch máu và mô, màng giữa các cơ… tương đối không đáng kể và tương đối rắn.
Nhưng thực chất nó là hệ thống các túi chứa dịch lỏng, được hỗ trợ bởi một mạng lưới collage. Interstitium giống như đệm khí trong giày chạy bộ, bảo vệ chúng khỏi các tổn hại cơ học bằng cách hấp thụ những cú sốc do vận động,
Mí mắt thứ ba
Mi mắt thứ 3 nếu không chú ý kĩ chúng ta sẽ không nhận biết được
Nếu soi vào gương, bạn sẽ thấy một chút mô kết mạc màu hồng - nếp bán nguyệt (semicunaris plica) ở ngay hốc mắt. Bên trong mí mắt này có chứa những tế bào giúp con người chảy nước mắt, thế nên chức năng của nó thường được xem là để bảo vệ mắt, duy trì độ ẩm cho nhãn cầu.
Tuy nhiên nếu chỉ có vậy thì tuyến lệ còn làm việc này tốt hơn nhiều. Trên thực tế, lớp mí mắt này gần như không thực sự có tác dụng. Vậy chính xác lý do tồn tại của nó là gì?
Một số giả thuyết cho rằng đây là sản phẩm còn sót lại của quá trình tiến hóa, và là bằng chứng cho thấy con người từng có một mí mắt thứ 3 giống như các loài chim, thằn lằn và một số loài thú hiện nay.
Nếu quan sát một con chó hoặc mèo đang ngủ, bạn có thể sẽ nhìn thấy mí mắt thứ ba của nó. các loài vật này có một lớp mí mắt đóng vai trò như một cánh cửa kéo ngang. Quá trình đóng mở cánh cửa này được gọi là "nictitating membrane", giúp các loài vật tạo thành một lớp màng chắn bảo vệ mắt khỏi ánh Mặt trời (như kính râm), hoặc trở thành "kính bơi" khi chúng xuống nước. Chưa hết, mí mắt thứ 3 cũng là một công cụ làm sạch mắt vô cùng hữu hiệu.
Riêng đối với con người và hầu hết các loài linh trưởng khác, mí mắt thứ ba đã không còn cần thiết và bị tiêu biến trở thành một cục mô nhỏ trong mắt như hiện nay.
Năm ngoái, một bé gái chín tuổi có lớp màng này khá dày, không thể co lại ở mắt trái. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật để mắt bé có thể hoạt động bình thường.
Cơ thể con người là một cỗ máy kì diệu. Hiếm có bộ phận nào hoàn toàn vô dụng trong cơ thể người, dù ngày nay, chúng ta không còn cần dùng chức năng của nó. Và chính những bộ phận ấy là bằng chứng tiến hóa của loài người - chúng ta đã từng như thế nào để phát triển đến ngày hôm nay.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Doanh nhân Nguyễn Phương Hoa: Người kiến tạo thành công từ kiến thức và đam mê
“Thành công có công thức, thất bại có lý do” - câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa của CEO Nguyễn Phương Hoa, người sáng lập và điều hành Tập đoàn Relab Group.November 14 at 9:11 am -
Lợi ích vượt trội của sữa hạt đối với sức khỏe
Trong thời gian gần đây, sữa hạt được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với rất nhiều đối tượng. Vậy sữa hạt là gì? Giá trị dinh dưỡng của sữa hạt như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp các thắc mắc trên!November 13 at 10:23 am -
Vai trò của 2’FL HMO đối với trẻ nhỏ
Trong thời gian gần đây, trong một số loại sữa công thức có bổ sung thành phần dưỡng chất quan trọng là 2’FL HMO. Vậy dưỡng chất này là gì? Có lợi cho trẻ em như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin hữu ích về loại dưỡng chất đặc biệt này.November 13 at 10:23 am -
Sản xuất gia công sữa hạt theo yêu cầu – đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thị trường hiện đại
Sữa hạt dần trở thành lựa chọn dinh dưỡng phổ biến, đặc biệt với những người tìm kiếm thay thế sữa động vật hoặc duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu sữa hạt tăng cao khi người tiêu dùng chú trọng hơn vào dinh dưỡng tự nhiên và sức khỏe bền vững. Dịch vụ gia công sữa hạt theo yêu cầu là giải pháp lý tưởng giúp các thương hiệu cung cấp sản phẩm sữa hạt chất lượng.November 13 at 10:23 am