Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới ngày 9/5
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 với trên 83,57 triệu ca mắc và hơn 1,024 triệu trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 9.700 người nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 7/5, nước này ghi nhận tổng cộng trên 43,1 triệu người mắc COVID-19, bao gồm hơn 524.000 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.
Brazil hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 664.000 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 30,55 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.
Bộ Y tế New Zealand ngày 8/5 thông báo, nước này vừa ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể BA.5 tại khu vực cửa khẩu. Trường hợp này đã đi từ Nam Phi đến New Zealand. Hôm 1/5 vừa qua, quốc gia châu Đại dương này cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể BA.4, cũng đi từ Nam Phi.
Bộ Y tế New Zealand cho biết sẽ phải mất vài tuần hoặc vài tháng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng loại biến thể mới hoặc dòng phụ mới của biến thể. Do đó, nhà chức trách nước này sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình.
Hiện New Zealand đang áp dụng khung bảo vệ COVID-19 màu cam, đồng nghĩa với việc không hạn chế các cuộc tụ tập. Giới chuyên gia cho biết, tình hình dịch bệnh tại nước này cũng đang có dấu hiệu giảm dần, đặc biệt là tại Auckland, nhưng cảnh báo người dân không nên chủ quan vì virus vẫn còn lây lan trong cộng đồng.
Tổng thống Colombia Ivan Duque cho biết, nước này sẽ bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư cho những người trên 50 tuổi. Tổng thống Duque nhấn mạnh, việc tiêm liều vaccine thứ tư rất quan trọng để bảo vệ nhóm người trên và cứu sống họ. Theo người đứng đầu Colombia, những người trên 50 tuổi có thể tiêm liều thứ tư sau khi tiêm mũi thứ ba khoảng 4 tháng.
Theo Tổng thống Duque, đến nay hơn 83% dân số Colombia đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó khoảng 70% đã tiêm đủ liều cơ bản. Trong khi đó, Bộ trưởng Ruiz cho biết, có hơn 12,5 triệu người đủ điều kiện tiêm liều thứ tư, và việc triển khai chiến dịch tiêm chủng này sẽ giúp duy trì mức độ miễn dịch trong bối cảnh đất nước Colombia đang phục hồi đáng kể với tỷ lệ lây nhiễm thấp. Số liệu mới nhất của Bộ Y tế Colombia cho thấy, quốc gia Nam Mỹ này hiện ghi nhận tổng cộng trên 6,09 triệu ca COVID-19, trong đó 139.809 trường hợp thiệt mạng.
Colombia sẽ triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư cho những người trên 50 tuổi
Lào sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn đất nước từ ngày 9/5 nhằm thúc đẩy du lịch và kinh tế. Cụ thể, kể từ ngày 9/5, Lào sẽ mở cửa trở lại mọi cửa khẩu quốc tế đối với hoạt động xuất, nhập cảnh cho công dân Lào, ngoại kiều, người nước ngoài. Thông báo của Chính phủ Lào cho biết, những người nhập cảnh vào Lào chưa có chứng nhận tiêm đủ vaccine ngừa COVID-19 cần có xét nghiệm nhanh trong 48 giờ trước khi rời khỏi quốc gia khởi hành. Người có xác nhận tiêm chủng đầy đủ có thể nhập cảnh Lào mà không cần thực hiện xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành, cũng như khi vừa nhập cảnh. Trong trường hợp người nhập cảnh Lào mắc COVID-19, họ phải tự trả chi phí điều trị.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy du lịch và kinh tế, Chính phủ Lào cho phép mở các tụ điểm giải trí và karaoke, tuy nhiên cần phải chú trọng việc thực hiện biện pháp phòng ngừa lây nhiễm COVID-19.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen thông báo, nước này không có ca mắc mới COVID-19 nào trong ngày 7/5. Đây là lần đầu tiên Campuchia ghi nhận tín hiệu tích cực này kể từ tháng 2/2021.
Trước ngày 7/5, số ca mắc mới ở Campuchia cũng đã giảm xuống, chỉ còn 1 - 2 ca mỗi ngày, dù Campuchia vừa tổ chức lễ mừng năm mới Chol Chnam Thmey với hàng triệu lượt du khách nội địa, và nước này cũng đã bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Hiện Campuchia chỉ còn hơn 20 người nhiễm COVID-19 đang điều trị. Tuy nhiên, Thủ tướng Hun Sen vẫn tiếp tục kêu gọi người dân tuân thủ quy tắc phòng chống dịch bệnh và tiếp tục tiêm vaccine mũi tăng cường.
Nhật Bản có kế hoạch mở cửa cho khách du lịch nước ngoài trở lại từ giữa tháng 6 tới. Hiện các địa điểm du lịch nổi tiếng ở nước này đã đông khách hơn sau 2 năm vắng vẻ do đại dịch COVID-19.
Theo thống kê của Bộ Giao thông Nhật Bản, khách du lịch nước ngoài đến Nhật Bản trong năm 2019 là gần 31,9 triệu người. Con số này vào năm 2020 là khoảng 4 triệu người và năm 2021 chỉ còn 250.000 người. Định hướng mới gồm tập trung vào khách nội địa, các dịch vụ đi kèm như nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lưu niệm đang dần lấy lại không khí nhộn nhịp, hứa hẹn những hồi phục trong thời gian tới.
Dịch bệnh COVID-19 ở Nhật Bản đã được kiểm soát phần nào. Cuộc sống của người dân nước này đang dần trở lại với sự bình thường mới và các dự định du lịch tới đây. Các tỉnh thành cũng cho thấy những động thái thu hút khách du lịch trong nước, còn các công ty lữ hành kỳ vọng vào sự khởi sắc của ngành du lịch Nhật Bản trong năm 2022 - 2023.
Khoảng 10% số người nhập viện do mắc COVID-19 tiếp tục chịu ảnh hưởng của các triệu chứng của bệnh một năm sau khi họ xuất viện. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát gần đây do nhóm nghiên cứu của Bộ Y tế Nhật Bản tiến hành. Giới chuyên gia Nhật Bản đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tránh để lây nhiễm, khuyến nghị người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19, cũng như tuân thủ các biện pháp an toàn.
Nhật Bản dự kiến mở cửa cho khách du lịch nước ngoài trở lại từ giữa tháng 6 tới
Theo một báo cáo do hãng tin CNN đăng tải, dù mắc COVID-19 với triệu chứng nhẹ nhưng trẻ nhỏ vẫn có nguy cơ gặp phải hội chứng COVID kéo dài. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, hiện chưa rõ có bao nhiêu trẻ mắc các hội chứng hậu COVID-19 như vậy, do chưa có đủ nghiên cứu ở nhóm tuổi này.
CNN dẫn tuyên bố của Viện Nhi khoa Mỹ cho biết, hiện chưa có bất kỳ xét nghiệm cụ thể nào để xác định hội chứng COVID kéo dài. Kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, gần 13 triệu trẻ em đã dương tính với virus SARS-CoV-2. Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2 - 10% trẻ trong số này có nguy cơ mắc hội chứng COVID kéo dài, nhưng trên thực tế con số có thể còn lớn hơn như vậy. Trong khi đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ mắc hội chứng COVID kéo dài ở người trưởng thành chiếm khoảng 30% trong số các trường hợp đã khỏi bệnh.
Số ca mắc COVID-19 tại Hàn Quốc trong ngày 8/5 đã tăng trở lại sau khi sau khi nước này dỡ bỏ hầu hết các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc, nước này đã ghi nhận hơn 40.000 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 78/5. Tuy nhiên, số bệnh nhân nặng phải điều trị tại bệnh viện chỉ chiếm 20,4%.
Kể từ giữa tháng 4 vừa qua, Hàn Quốc đã dỡ bỏ gần như tất cả các quy tắc về giãn cách xã hội, một bước quan trọng nhằm trở lại trạng thái bình thường như trước đại dịch.
Ngày 8/5, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc thông báo, Trung Quốc đại lục ghi nhận 319 ca mắc mới COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng và 4.065 ca mắc mới không có triệu chứng trong ngày 7/5. Trong số trên, riêng thành phố Thượng Hải ghi nhận 215 ca mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng và 3.760 ca không triệu chứng, trong khi có thêm 8 ca tử vong do COVID-19. Ủy ban trên cho biết, nguyên nhân trực tiếp gây tử vong ở các bệnh nhân này là do mắc bệnh lý nền.
Một quan chức thuộc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết, 215,6 triệu người cao tuổi ở nước này đã tiêm đủ liều vaccine cơ bản, chiếm 81,67% dân số từ 60 tuổi trở lên. Trong số này, 162,3 triệu người cao tuổi đã tiêm liều tăng cường. Theo quan chức trên, vaccine đã được chứng minh là hiệu quả trong việc ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng và tử vong nếu mắc COVID-19, đồng thời kêu gọi người dân tiêm chủng đầy đủ sớm nhất có thể, đặc biệt trong bối cảnh các đợt dịch bệnh đang bùng phát ở Trung Quốc hiện nay.
Trung Quốc đã bước sang giai đoạn mới trong phòng chống COVID-19, đó là phản ứng nhanh, can thiệp sớm để ngăn ngừa biến thể Omicron dễ lây lan. Hàng loạt điểm xét nghiệm đã được xây dựng khắp các thành phố lớn của nước này. Thủ đô Bắc Kinh tiếp tục tiến hành đợt xét nghiệm đại trà mới, trong khi thành phố Thượng Hải hoãn một tháng kỳ thi vào đại học.
Việc bố trí hàng loạt điểm xét nghiệm tại các thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu bình thường hóa khi di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, hay đi vào những không gian kín, nơi đông người đều yêu cầu kết quả xét nghiệm.
Ngày 8/5, chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cho biết, nhà chức trách Hong Kong tiếp tục phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong các mẫu nước thải thu thập từ những khu vực khác nhau ở vùng lãnh thổ này, cho thấy khả năng có một số trường hợp mắc bệnh không được phát hiện ra.
Theo chính quyền Hong Kong, để giúp xác định những người mắc COVID-19, khoảng 150.000 bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ được cấp phát cho người dân, công nhân vệ sinh và nhân viên quản lý tòa nhà tại các khu vực có các mẫu nước thải cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 với tải lượng virus tương đối cao. Chính quyền kêu gọi người dân dùng bộ xét nghiệm nhanh, nếu có kết quả xét nghiệm dương tính cần nhanh chóng báo cáo cho cơ quan chức năng thông qua nền tảng trực tuyến của chính quyền.
(Theo VTV)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm