Tổng hợp những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Thời tiết giao mùa là lúc mà bệnh tay chân miệng ở trẻ bùng phát, để giúp các bà mẹ có thể phát hiện sớm ra bệnh và có sự can thiệp kịp thời thì tôi sẽ tổng hợp những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em qua bài viết hôm nay.
27/10/2018 17:00

Những dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Được coi là căn bệnh khá lành tính, nhưng nếu các mẹ biết được bệnh sớm hơn thì có thể sẽ giúp cho con mau chóng khỏi bệnh hơn rất nhiều. Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em là:

nhung-dau-hieu-nhan-biet-benh-tay-chan-mieng

Tổng hợp những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em các mẹ cần nắm được

Đầu tiên là sốt, thông thường những trẻ bị tay chân miệng sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao. Tuy nhiên, nếu chỉ có mỗi biểu hiện của sốt thì chúng ta không thể biết được chúng bị bệnh gì, bởi hầu hết các loại bệnh ở trẻ thường kéo theo sốt. Do đó, ngoài sốt ra thì trẻ sẽ còn kèm theo rất nhiều những dấu hiệu khác như biếng ăn, cáu gắt, đau đầu....

Thứ 2 có thể dựa vào những dấu hiệu bên ngoài da khác đó là nổi ban trên da, có thể những nốt phát ban đỏ đó xuất hiện ở tay, lòng bàn chân, ở mông, đầu gối hoặc chúng có thể xuất hiện ở trong và ngoài miệng dẫn đến hiện tượng loét miệng. Cụ thể trong 1 – 2 ngày đầu khi bệnh mới bắt đầu xuất hiện, thì trẻ có vài nốt hồng ban đường kính khoảng vài mm nổi trên nền da bình thường, dần dần thành những bọng nước to dần, bằng mắt thường ta có thể nhìn thấy ở giữa mụn nước có màu xám sẫm.

nhung-dau-hieu-nhan-biet-benh-tay-chan-mieng2

Tổng hợp những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em và cách điều trị bệnh

Thứ 3, sau vài ngày sau sốt thì trẻ sẽ cảm thấy đau miệng, đau họng, ăn uống rất khó. Bạn có thể kiểm tra xem trong miệng có xuất hiện những chấm đỏ hay không, nếu có hãy sử dụng thuốc ngay để tránh việc chúng chở thành bọng nước, loét bên trong.

Ngoài những dấu hiệu đặc trưng trên thì có thể các mẹ còn thấy trẻ hay bị giật mình, khó thở, tiểu ít hơn mọi ngày, nôn mửa rất nhiều trong một ngày, tụt huyết áp,rối loạn ý thức như ngủ gà, chậm chạp… Nếu  thấy trẻ có những dấu hiệu này thì tức là bệnh chân tay miệng ở trẻ khá nặng. Lúc này các cha mẹ cần đưa trẻ đến viện khám và điều trị. Hoặc có thể nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao kéo dài hơn 1 ngày, dù cho sử dụng thuốc hạ sốt nhưng vẫn không giảm thì cũng cần đưa trẻ đi đến viện ngay lập tức nhé. Bởi trong một số trường hợp bệnh tay chân miệng ở thể nặng tức là không thể tự khỏi hay điều trị tại nhà mà chúng rất dễ biến chứng thành bệnh viêm não, hoặc những biến chứng khác nguy hiểm hơn.

Chính vì thế có thể nói, vấn đề các ông bố bà mẹ quan tâm đến những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em là không hề thừa. Bởi bệnh có thể xuất hiện trên cơ thể con bất cứ lúc nào, nếu chúng ta có những kiến thức căn bản thì sẽ dễ dàng hơn trong việc điều trị và chăm sóc đúng cách hơn.

comment Bình luận

largeer