Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng không còn là căn bệnh xa lạ hiện nay. Khi xuất hiện nhiều, chúng bùng phát thành dịch khá nguy hiểm.
25/10/2018 15:39

Tổng quan chung về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nhưng không phải là không xuất hiện ở người lớn.

Nguyên nhân của bệnh là do siêu vi trùng gây ra. Chúng lây lan dễ dàng qua đường tiêu hóa bằng những phương thức khác nhau. Chúng thường có trong phân, nước bọt hay bong bóng của những trẻ nhỏ mắc chứng tay chân miệng.

Cụ thể, các siêu vi trùng tay chân miệng sẽ bám vào những vật dụng hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ ăn uống hay các loại đồ ăn và bàn tay của trẻ nhỏ… Nếu như trẻ khác, người khác ngậm phải những thứ chứa siêu vi trùng.

chan-tay-mieng

Bệnh tay chân miệng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi 

Vậy nên ở môi trường mầm non nhất thiết phải đảm bảo vệ sinh an toàn sạch sẽ  vì hệ miễn dịch non nớt của trẻ rất dễ bị nhiễm phải bệnh tay chân miệng. Người lớn chứa siêu vi trùng tay chân miệng tuy họ không phát bệnh, thế nhưng có thể lây lan sang trẻ nhỏ và trẻ nhỏ có thể phát bệnh một cách bình thường.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Biểu hiện cụ thể của bệnh tay chân miệng khá rõ ràng bằng các bóng nước. Bóng nước thường có kích thước khá nhỏ từ 2-10mm. Chúng có hình bầu dục và thường là màu xám, xuất hiện nhiều ở đầu gối, bàn tay, mông… Nếu như ấn nhẹ vào chúng thì bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau.  Ngoài ra, chúng có thể gây ra một số biểu hiện như sốt nhẹ.

Bóng nước sẽ tự xẹp đi trong vòng 1 tuần kể từ khi thấy chúng xuất hiện. Khi bóng nước bị vỡ thì có thể gây ra tình trạng loét, trẻ sẽ đau miệng cũng như chán ăn, bỏ ăn. Một số trường hợp khi bóng xẹp , thậm chí là khi đang còn nổi bóng nước sẽ gây nôn ói tiêu chảy.

Tuy có thể tự khỏi thế nhưng không phải chúng có thể tự khỏi mà người bệnh hay người thân của trẻ nhỏ có thể xem nhẹ. Bệnh tay chân miệng mà do tác nhân là entervovirus 71 thì sẽ xảy ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Đó có thể là viêm cơ tim, viêm não hay viêm màng não.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào

Hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng ngừa, thế nên người lớn phải chủ động phòng ngừa để tránh dịch bệnh tay chân miệng xuất hiện và bùng phát trong một khu vực nào đó.

Trẻ em thường chơi tập thể, ở những khu vui chơi chung, sân trường mầm non… Vậy nên sau khi các bé tham gia chơi, bạn hãy vệ sinh cho trẻ một cách sạch sẽ để phòng bệnh. Ngoài ra, trước và sau khi ăn, cả người lớn và trẻ nhỏ đều phải vệ sinh tay chân sạch sẽ.

chan-tay-mieng-1

Bệnh tay chân miệng nên được phòng ngừa hiệu quả

Trẻ nhỏ sẽ tốt hơn khi được bố mẹ hình thành thói quen rửa tay, vệ sinh cá nhân thường xuyên. Đến với trường học, trẻ sẽ biết cách tự bảo vệ bản thân. Không nên cho trẻ dùng chung vật dụng ăn uống, đồ chơi với các bạn… Tạo cho các trẻ thói quen bịt miệng khi hắt hơi và sổ mũi.

Nếu như khu vực bạn ở đang trong tình trạng dịch bệnh thì cần bảo vệ trẻ, tránh cho trẻ tới những khu đông người và che chắn cẩn thận. Người lớn cũng nên bảo vệ mình trong khu vực dịch bệnh.

comment Bình luận

largeer