Bị tay chân miệng rồi có bị lại nữa không?

Nhiều mẹ thắc mắc giữa đại dịch tay chân miệng gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ thì những trẻ đã mắc bệnh có khả năng bị tay chân miệng lại hay không?
24/10/2018 22:31

Bị tay chân miệng rồi có bị lại nữa không?

Theo ý kiến của các chuyên gia, trẻ đã từng bị tay chân miệng vẫn có khả năng bị mắc tay chân miệng trở lại, thậm chí cả người lớn cũng có khả năng bị lây bệnh. Nguyên nhân là bệnh tay chân miệng vẫn có thể lây sang trẻ em nếu chúng vẫn tiếp xúc nhiều với mầm bệnh.

Thậm chí, tay chân miệng có thể tái phát nhiều lần nếu bé tiếp xúc với người bị tay chân miệng. Mức độ nguy hiểm bệnh sẽ tùy thuộc vào độc lực của siêu vi gây bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân. Các lần mắc bệnh tay chân miệng khác nhau đều có cùng một biểu hiện như nhau: Loét miệng, sang thương ở lòng bàn tay, bàn chân.

Bị tay chân miệng rồi có bị lại nữa không. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng lại lần nữa khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng thông thường có thể khiến cho phụ huynh nhầm tưởng đây là biểu hiện của những căn bệnh khác như sốt siêu vi hay nói cách khác là tình trạng nhiễm siêu vi chung. Bệnh có thể được điều trị khỏi sau khoảng 1 tuần chữa trị tùy theo cấp độ bệnh. Sau đó, bé vẫn có nguy cơ mắc lại bệnh tay chân miệng.

Hiện tại, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin điều trị nên biện pháp phòng chống duy nhất là thực hiện những phương pháp an toàn, vệ sinh sạch sẽ để chủ động phòng chống bệnh.

Làm thế nào để phòng chống bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch và chúng thường có mùa bệnh dịch. Con người nên chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, bảo vệ cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy người lớn có sức đề kháng cao, nhưng họ mang theo mầm bệnh, tiếp xúc với trẻ nhỏ cũng khiến các em bị bệnh tay chân miệng. Hãy ghi nhớ những cách thức phòng chống bệnh như sau:

  • Giữ cơ thể sạch sẽ bằng các vệ sinh thường xuyên, tránh xa ở trung khu vực có dịch bệnh nhất là khi mùa bệnh tay chân miệng bùng phát.
  • Nhớ rửa tay bằng xà phòng kỹ càng trước và sau khi ăn. Một ngày rửa tay bằng xà phòng ít nhất 6 lần. Người lớn nên tập luyện và giúp trẻ con ghi nhớ điều này, ngay cả khi ở trường học.
  • Chỉ nên ăn chín, uống sôi, những vật dụng chế biến hay sử dụng để nấu nướng, ăn uống phải thật sạch sẽ và được khử trùng.
  • Không cho bé có thói quen mút tay hay ngậm đồ chơi ở trường học hay các nơi công cộng
  • Virus tay chân miệng có thể sống lâu ngoài không khí tới hàng tuần, chúng có thể bám vào bất cứ đâu như cầu thang, tay nắm cửa, dụng cụ học tập… vậy nên cần giúp trẻ ghi nhớ những biện pháp tránh lây lan bệnh tay chân miệng.

Bị tay chân miệng rồi có bị lại nữa không. Thực hiện các biện pháp phòng chống giúp trẻ em giảm nguy cơ tái phát bệnh tay chân miệng

  • Không nên cho trẻ nhỏ đi vào vùng dịch bệnh tay chân miệng dù cho được bảo vệ an toàn, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh vì hệ miễn dịch non nớt của trẻ khó mà đảm bảo giúp trẻ an toàn.
  • Nếu như trẻ có dấu hiệu bị bệnh tay chân miệng, bạn nên để trẻ đi khám và điều trị tích cực. Người bệnh nên cách ly để được điều trị.
  • Nên dùng các loại xịt khử trùng không khí để loại bỏ virus tay chân miệng.
comment Bình luận

largeer