Trà Vinh: Giãn cách xã hội thêm 14 ngày, người dân không ra đường sau 18 giờ

Để tiếp tục truy vết, khống chế, hạn chế lây lan dịch COVID-19, tỉnh Trà Vinh tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày; người dân không ra đường sau 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau.
01/08/2021 17:18

Ngày 1/8, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn vừa ký ban hành Chỉ thị số 10 về việc tiếp tục và tăng cường thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19 trên phạm vi toàn tỉnh.

Qua 14 ngày triển khai thực hiện thực hiện giãn cách xã theo tinh thần Chỉ thị số 16 các ngành, các địa phương đã quyết liệt triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đa số người dân đều chấp hành tốt các quy định về phòng, chống dịch. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giãn cách xã hội từng lúc, từng nơi việc tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc, người dân, doanh nghiệp vẫn còn chủ quan, mất cảnh giác, tình trạng tập trung người vượt số lượng quy định, các chợ chưa được kiểm soát tốt, nhất là các chợ trên địa bàn TP Trà Vinh.

6

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các chốt kiểm soát trên địa bàn tỉnh

Bên cạnh đó, một số người nhiễm bệnh từ ngoài tỉnh về địa bàn, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ nên dẫn đến lây lan trong cộng đồng tạo ra chuỗi ca bệnh COVID-19 tăng nhanh phải khoanh vùng phong tỏa, cách ly đến quy mô toàn xã, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, đời sống của người dân, một số ca bệnh phát sinh trong một số cơ sở sản xuất cần phải tiếp tục kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn sự lây lan.

Thực hiện Công điện số 1063 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu mọi người dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 thêm 14 ngày kể từ 00 giờ ngày 02-8 theo nguyên tắc gia đình giãn cách với gia đình, ấp, khóm giãn cách với ấp khóm, xã giãn cách với xã... "Ai ở đâu ở yên chỗ ấy".

Mọi người dân không ra đường trong khoảng thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau (trừ các trường hợp cấp cứu, đi mua thuốc trị bệnh, thi hành công vụ, chuyên chở, tiếp nhận, chuyển giao hàng hóa thiết yếu... và các vấn đề cấp thiết khác).

Theo Pháp Luật TPHCM

comment Bình luận

largeer