Trầm cảm nặng phải làm sao

Bệnh trầm cảm không còn là căn bệnh xa lạ hiện nay. Với đặc thù bệnh trầm cảm, chính họ cũng cực kỳ mông lung trong việc trầm cảm nặng phải làm sao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc những thông tin cần thiết và bổ ích về chứng bệnh này.
19/10/2018 07:13

 Nguyên nhân của chứng trầm cảm nặng

Trầm cảm được phân thành 3 mức độ bệnh đó là nhẹ, vừa và nặng. Nếu như ban đầu đã có chứng trầm cảm thế nhưng lại không theo dõi sát sao và điều trị chúng sẽ có diễn biến nặng nề hơn. Nguyên nhân gây ra trầm cảm nặng gồm nhiều yếu tố như sau:

Do di truyền: Có thể ít người tin điều này. Thế nhưng đã có một nghiên cứu chỉ ra rằng tới hơn 46% cặp song sanh cùng trứng sẽ cùng mắc chứng bệnh trên. Con cái dễ bị trầm cảm hơn khi bố mẹ cũng mắc chứng bệnh trên.

tram-cam-5

Có thể ít người tin rằng trầm cảm có thể do di truyền

Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm của phụ nữ gấp đôi nam giới. Những gánh vác về công việc, thời gian, con cái, gia đình… khiến phụ nữ không còn thời gian chăm sóc bản thân nữa. Chứng trầm cảm sau sinh khá phổ biến và nguy hiểm.

Do stress: Đây là hiện tượng mà khi chúng kéo dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý cho người lạ. Họ thường gặp các chấn động mạnh về tâm lý mà từ đó gây ra trầm cảm.

Do một số bệnh: Tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm có các bệnh u não, sa sút trí tuệ, chấn thương sọ não…. cao hơn hẳn người bình thường.

Do mất ngủ thường xuyên: Việc ngủ quá ít cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý hay chứng trầm cảm. Vậy nên việc ngủ đúng và đủ giờ mỗi đêm vô cùng quan trọng.

Trầm cảm nặng phải làm sao

Khi bị trầm cảm nặng, bệnh nhân cần tới ngay các cơ sở y tế và gặp bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Họ sẽ giúp bạn trị bệnh với các giai đoạn sau:

Giai đoạn tấn công bệnh:

Chúng sẽ kéo dài trong thời gian 4 đến 8 tuần. Giai đoạn đầu tiên luôn là giai đoạn khó khăn nhất với người bị trầm cảm vì đặc điểm của thuốc trầm cảm không phát huy tác dụng ngay, từ đó họ dễ nản lòng mà không tiếp tục điều trị.

Nếu như bạn là người bệnh hay người thân của người bệnh, bạn hãy giúp họ kiên trì sử dụng thuốc trầm cảm. Nên nhắc nhở và động viên người trầm cảm uống thuốc đúng giờ, đủ liều, trong những tuần đầu tiên của điều trị.

tram-cam-3

Giai đoạn tấn công bệnh kéo dài trong thời gian 4 đến 8 tuần

Giai đoạn điều trị có tác dụng:

Sau thời gian tấn công bệnh thì bệnh sẽ bắt đầu thuyên giảm. Bạn sẽ cảm nhận được sự ổn định của bệnh sau 16-20 tuần trị bệnh mà thôi. Giai đoạn này tuy là khá ổn định nhưng bệnh nhân phải tiếp tục được điều trị theo đúng phác đồ.

Họ vẫn nên uống thuốc và sử dụng các phương pháp trị liệu, tránh các tác động mạnh như cú sốc tâm lý, áp lực tâm lý… khiến thời gian điều trị sôi hỏng bỏng không.

Giai đoạn duy trì tình trạng bệnh:

Thông thường, người ta thấy rằng giai đoạn của người bệnh kéo dài trong vòng 6 tháng và vô cùng quan trọng. Người bệnh trầm cảm dễ bỏ thuốc, các phương pháp điều trị khác… không tuân thủ phác đồ điều trị khi có dấu hiệu thuyên giảm và ổn định. Cũng vì thế mà tỷ lệ mắc lại bệnh trầm cảm khá cao nhất là với những người từng mắc chứng trầm cảm nặng. Vậy nên giai đoạn duy trì nên kéo dài nhiều hơn để tránh tái phát.

comment Bình luận

largeer