Dấu hiệu khó ngủ, trầm cảm, khó tập trung là bệnh gì

Một số dấu hiệu cơ bản và thường thấy như khó ngủ, làm việc khó tập trung… mà mọi người có thể bỏ qua, nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu của một loại bệnh.
30/09/2018 09:28

Dấu hiệu khó ngủ, trầm cảm, khó tập trung là bệnh gì

Nếu như bạn cảm thấy khó ngủ hơn, trong công việc cảm thấy khó tập trung, luôn có cảm giác bồn chồn lo lắng thậm chí là trầm cảm thì có thể bạn đã mắc chứng rối loạn lo âu toàn thể hóa.

Dù cho cảm giác lo lắng là trạng thái bình thường của con người, nếu như quá lo lắng và bồn chồn có thể là một bệnh lý – chúng được gọi với cái tên rối loạn lo âu toàn thể hóa. Nếu như rơi vào bệnh lo âu, con người dễ bị căng thẳng quá mức và bồn chồn không yên.

lo-au-1

Dấu hiệu khó ngủ, trầm cảm, khó tập trung là bệnh lo âu

Một số chứng bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, đau đầu, hen suyễn, viêm đại tràng… đều có sự mật thiết với chứng rối loạn lo âu.

Một số dấu hiệu của bệnh lo âu

Chứng rối loạn lo âu toàn thể hóa gây ra căng thẳng và lo lắng cho người bệnh. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lo ấu khá rõ nét. Người bệnh khó khăn khi tập trung làm việc hay học tập, luôn luôn buồn chồn không yên, người cảm thấy mệt mỏi, luôn cảm thấy khó chịu và căng cơ, khó ngủ, tim thường đập mạnh, khó thở, họ thường run tay, một số vã mồ hôi, thậm chí là rơi vào cảm giác như trầm cảm.

Nếu như bạn cảm thấy việc lo lắng quá mức ảnh hưởng đến cuộc sống, các mối quan hệ và công việc; bị trầm cảm và có thể lạm dụng chất kích thích; có ý định tự tử hay hành vi tương tự; … bạn cần được tới gặp bác sĩ để điều trị về bệnh lý lo âu này.

Nguyên nhân của bệnh lo âu

Một số bệnh nhân mắc chứng lo âu khi họ thường bị gia đình hay chính bản thân mong đợi điều hoàn hảo; họ thường trải qua những điều tội tệ và nguy hại; đang có bệnh lý thực thể; họ có thể bị bạo hành từ nhỏ hay bệnh nhân đang cai nghiện những chất kích thích.

Một số trường hợp khác gây cho bạn cảm giác lo âu lo lắng thường xuyên bởi các cơ hoảng loạn, nỗi ám ảnh… (như sợ độ cao, sợ đám đông…). Lo âu sẽ trở nên nặng dần lên nếu như bạn lạm dụng một số chất kích thích, thuốc giảm cân, và các thuốc điều trị cảm lạnh… khi phải đưa ra quyết định lúc lo âu.

Bệnh lo âu điều trị như thế nào

Trước hết bác sĩ xét chẩn đoán và xét nghiệm lâm sàng để phong đoán bệnh của bệnh nhân. Thông thường bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nhân có chứng rối loạn lo âu toàn thể hóa khi họ căng thẳng và lo lắng liên tục trên 6 tháng và không kiểm soát được sự lo lắng này.

Lo-au

Bạn cần đến thăm khám bác sĩ nếu như mắc chứng lo âu trên 6 tháng

Bên cạnh bệnh lý lo âu, những cơn hoảng loạn hay sợ hãi có thể bao gồm cả rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn căng thẳng sau chấn thương hay rối loạn căng thẳng cấp tính…

Để điều trị hiệu quả bác sĩ sẽ điều tra bệnh sử, việc bạn có thường xuyên sử dụng chất kích thích làm cơ lo âu nặng thêm hay không. Từ đó bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn với một số loại thuốc điều trị cho bệnh lo âu. Sau đó bệnh nhân sẽ được điều trị tâm lý, tìm một số phương thức để giảm áp lực, lo âu như tập thể dục, bơi lội…

Để hạn chế sự lo âu bạn nên trao đổi thành thật với bác sĩ về bệnh lý, uống thuốc và thực hiện các điều bác sĩ dặn dò một cách đều đặn. Hãy cố gắng ăn uống đều đặn hơn và tìm cách thức để mình thư giãn, có thể tham gia một số nhóm hỗ trợ nếu bệnh nhân cảm thấy thoải mái.

comment Bình luận

largeer