Trẻ bị còi xương nên ăn gì?
Bệnh còi xương xảy ra do sự thiếu nhiều vitamin D, canxi hoặc phosphate trong cơ thể trẻ. Ở người lớn thì bệnh được gọi là bệnh loãng xương, chúng đều gây xương mềm và bị suy yếu. Khi trẻ bị còi xương sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thể lực và chiều cao của trẻ.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh còi xương
Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh còi xương là do thiếu Canxi, vitamin D, MK7 dẫn tới thiếu canxi trong xương. Mà như bạn biết thì canxi là thành phần rất quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể, trong đó có cả điều hòa hệ thần kinh giao cảm. Do đó dấu hiệu đầu tiên để nhận biết căn bệnh này chính là biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật trẻ rất hay khóc về đêm và ra mồ hôi trộm.
Trẻ bị còi xương nên ăn gì? Nguyên nhân trẻ bị còi xương là do thiếu canxi, vitamin D, MK7 dẫn tới thiếu canxi trong xương
Bé có thể mắc còi xương nếu như không được cung cấp đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời và thực phẩm. Đối với sức khỏe của xương thì vitamin D rất quan trọng. Nó giúp xương hấp thụ canxi và photpho trong thực phẩm. Nếu như không được nhận đủ vitamin D, Canxi, photpho thì con bạn sẽ bị còi xương.
Sau một thời gian dài trẻ bị còi xương mà không được điều trị thì bé sẽ xuất hiện các biến dạng như đầu bẹp, trán rô, nặng hơn là ở giai đoạn trẻ biết nhồi thì lồng ngực bị dô, chậm phát triển về vận động như chậm biết lẫy, biết bò, đứng, đi, chậm mọc răng.
Giai đoạn tiếp theo của căn bệnh là còi xương di chứng. Khi tới giai đoạn này trẻ sẽ có những biến dạng như chân cong vòng kiềng, hình chữ X, O, vòng cổ chân,cổ tay hay ngực xuất hiện những chuỗi hạt sườn hoặc cong vênh xương sườn. Nếu một khi trẻ mắc còi xương đến giai đoạn này thì dù bạn có điều trị tích cực đến thế nào thì cũng chỉ chữa được chứng rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ. Còn các biến dạng ở xương sẽ không bao giờ hết được.
Do những nguy hại từ căn bệnh này gây ra mà các bậc cha mẹ cần có những biện pháp phòng bệnh ngay từ khi trẻ mới được sinh ra. Trong trường hợp trẻ bị mắc bệnh còi xương thì cần được điều trị sớm để tránh được các di chứng ở xương của trẻ về sau.
Trẻ bị còi xương nên ăn gì? Nhận biết sớm bệnh qua các dấu hiệu để có thể điều trị bệnh còi xương kịp thời cho trẻ, tránh những di chứng ở xương của trẻ về sau
Khi trẻ mới bắt đầu có các biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật như: Trằn trọc, khóc đêm, ra nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn... Thì các phụ huỳnh nên đưa bé đi khám để phát hiện bệnh và điều trị bệnh sớm để nhanh chóng khỏi bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì cần được bú mẹ hoàn toàn, và sẽ bú mẹ cho tới khi 2 tuổi. Những tuần đầu sau sinh các mẹ nên cho trẻ tắm nắng từ 10-15 phút mỗi ngày trước 9h sáng và vào mùa đông có thể tắm muộn hơn để bé hấp thu vitamin D.
Với những trường hợp trời lạnh mà không có ánh nắng thì có thể sử dụng viên uống bổ sung vitamin D, MK7 cho trẻ hàng ngày.
Đối với trẻ trên 6 tháng thì ngoài việc tắm nắng cho trẻ các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ. Cần chú ý nhóm thức ăn giàu canxi và các khoáng chất như tôm, cua, cá, trứng, rau xanh, đậu, sữa và các chế phẩm từ sữa.
Chú ý là cho trẻ ăn đủ chất béo để trẻ hấp thụ được vitamin D, MK7 và các vitamin an trong dầu để trẻ phát triển tốt.
Món ăn cho trẻ dưới 2 tuổi bị còi xương
Bột chân cua
Trẻ bị còi xương nên ăn gì? bột chân cua là món ăn hỗ trợ điều trị còi xương ở trẻ
Nguyên liệu: Chân cua 300g, hạt sen 50g, đâuh xanh 50g.
Thực hiện: Tiến hành chọn những chân của ngon, khỏe đem đi rửa sạch sấy khô rồi tán thành bột mịnHạt sen và đậu xanh cũng đều tán thành bột và chộn tất cả các thứ trên lại với nhau.
Mỗi lần ăn có thể lấy 1 thìa cafe bột chân cua hòa vào nước cơm hoặc nước cháo rồi cho trẻ ăn. Thêm đường hay muối để bé ăn cho vừa miệng.
Với bột chân cua này thì mỗi ngày cho bé sử dụng 2 lần và dùng liên tục trong 15-20 ngày liên tiếp. Chúng có tác dụng rất tốt cho việc điều trị chứng còi xương của trẻ.
Cháo lòng đỏ trứng gà
Trẻ bị còi xương nên ăn gì? Cháo lòng đỏ trứng gà là món rất tốt cho trẻ bị còi xương
Nguyên liệu: trứng 2 quả, 50g gạo ngon, gia vị vừa đủ.
Thực hiện: Đem trứng đi luộc chín rồi bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ, đem sấy khô và tán thành bột. Tiếp theo lấy gạo đem rang vàng và cũng tán thành bột.
Lấy 2 nguyên liệu chộn với nhau rồi bỏ vào nồi và nêm nước đun cho cháo sôi kỹ. Thêm bột gia vị vào khuấy đều đến khi cháo sôi lại là được.
Với món này cho trẻ ăn lúc đói ngày 1 lần và ăn trong khoảng 20-30 ngày.
Cháo tôm
Trẻ bị còi xương nên ăn gì? Cháo tôm giúp bổ sung canxi cho trẻ
Nguyên liệu: chuẩn bị 150g tôm, 50g gạo và bột gia vị vừa đủ.
Thực hiện: Tiến hành bóc tôm bỏ vỏ riêng, càng để riêng. Còn thịt tôm thì đem đi giã thật nhỏ, vỏ với càng tôm thì đem đi sấy khô rồi tán thành bột mịn.
Đem gạo đi xay thành bột mịn rồi đem tất cả trộn đều với nhau. Thêm gia vị và cho vào nồi nêm nước vừa đủ để nấu thành cháo. Khi cháo chín cho bột ngọt quấy đều đến khi cháo sôi lại là được.
Với món này thì cho trẻ ăn ngày 1 lần và ăn liên tục trong 1 tháng liền.
Cháo táo tàu
Trẻ bị còi xương nên ăn gì? Cháo táo tàu là món ăn rất tốt cho trẻ bị còi xương
Nguyên liệu: Táo tàu 5 quả, hà thủ ô 15g, ngưu tất 10g, gạo 50g, đường trắng 20g.
Thực hiện: Hà thủ ô, ngưu tất bạn đem ngâm rượu vang 7 ngày sau đó sấy khô và tán thành bột. Gạo thì đem xay thành bột , táo bỏ hột giã nhỏ lóc lấy 250ml nước.
Sau đó tiến hành cho bột hà thủ ô, ngưu tất, bột gạo vào đun lửa nhỏ. Khi cháo sôi cho đường vào quấy đều đến khi cháo sôi lại là được.
Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói và cần ăn liền 20 -30 ngày.
Cháo cá quả
Trẻ bị còi xương nên ăn gì? Cháo cá quả là món ăn dành riêng cho trẻ còi xương
Nguyên liệu: Cá quả 1 con 300g, rau cải xoong 30g, gạo 50g, bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Thực hiện: Khi chọn cá bạn nên lựa những con cá quả đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen. Sau đó làm sạch cá, bỏ nội tạng và đem hấp cách thủy khi chín.
Khi cá chín gỡ lấy thịt nạc và ướp với bột gia vị. Còn với xương cá thì bạn đem giã nhỏ, lọc lấy 200ml nước. Gạo đem xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch và cắt nhỏ.
Tiến hành cho bột gạo vào nước cá rồi đun lửa nhỏ, khi cháo chín thì cho rau cải xoong vào, thịt cá, bột ngọt rồi khuấy đều đến khi cháo sôi lại là được.
Với món này thì bạn có thể cho trẻ ăn 2 lần 1 ngày và cần ăn 20-30 ngày để đạt hiệu quả.
Món ăn cho trẻ 2 tuổi trở nên bị còi xương
Canh xương bò
Nguyên liệu: Xương bò 1kg, cà rốt 500gr, cà chua bắp cải mỗi thứ 20g. Hành tây 1 củ, tiêu bột và các gai vị cần thiết khác.
Thực hiện: Đem xương bò rửa sạch rồi chặt từng khúc to, cho vào nấu khoảng 5 phút thì vớt ra. Cà rốt rửa sạch rồi gọt vỏ và cắt lát. Cho chảo lên bếp đun cho nóng, sau đó cho vào 1 muỗng canh dầu ăn để lửa nhỏ và xào hành tây thơm.
Sau đó cho nước vào và lần lượt các nguyên liệu như xương bò, cà rốt, cà chua, bắp cải, tiêu vào nấu chung 3h đồng hồ. Sau cùng là nên gia vị vừa ăn rồi có thể cho trẻ dùng.
Gan heo xào đậu hà lan
Nguyên liệu: Dậu hà lan 120g, gan heo 150g, rau cần tây 1 bó, gừng vài lát, tỏi say nhuyễn, bột năng.
Thực hiện: Đem rau cần đi rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn. Đậu Hà Lan rửa sạch rồi xào chín. Gan heo cắt lát mỏng, rửa sạch và để ráo nước, sau đó cho gia vị vào ướp 30 phút rồi trụng nước sôi.
Tiến hành cho dầu vào chảo và chờ sôi rồi bỏ tỏi, gan heo vào xào qua, tiếp đó đến đậu Hà Lan, rau cần vào đảo sơ. Cho gia vị trộn lẫn, sau cùng cho bột năng vào và đánh sệt là được.
Cật gà xào dứa
Trẻ bị còi xương nên ăn gì? Dứa dùng để chế biến món ăn cho trẻ bị còi xương
Nguyên Liệu: Cật gà 5 cái, Dứa tươi 150g, ớt xanh 1 trái, ở đỏ nửa trái, tỏi 2 tép, rượu 1 muỗng cafe, bột năng nửa muỗng cafe, đường trắng, xốt cà chua, giấm, dầu mè, gia vị.
Thực hiện: Dùng muối chà rửa sạch sẽ cật gà sau đó cắt bỏ gân trắng. Cắt từng khía dao rồi cho vào nước sôi luộc khoảng 3 phút thì vớt ra.
Dứa đem rửa sạch, cắt thành lát nhỏ. Ớt xanh, ớt đỏ rửa sạch bỏ hột cắt lát. Sau đó bắc chảo nóng rồi cho dầu vào phi tỏi thơm, cho cật gà, ớt xanh, ớt đỏ, dứa vào cùng xào.
Cuối cùng là rắc ít rượu vào và hòa bột năng cho vào khuấy sệt là được.
Theo thống kê hiện nay thì bệnh còi xương dần xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ. Ngoài phương pháp điều trị truyền thống là cho trẻ uống thuốc bổ sung vitamin D, canxi, kẽm... thì các bậc phụ huynh cũng cần thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Cho trẻ ăn những món ăn bổ dưỡng chuyên dành cho trẻ bị còi xương.
Hy vọng rằng với những gợi ý trên của chúng tôi các mẹ có thể lựa chọn cho con mình một thực đơn ăn uống phù hợp để phòng và điều trị căn bệnh còi xương của bé. Chúc các mẹ thành công!
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm