Trẻ càng sớm biết đi càng thông minh có đúng không?

Nhiều trường hợp các bé chậm biết đi hơn bình thường khiến bố mẹ lo lắng về khả năng phát triển của con. Lại có tin đồn rằng trẻ biết đi sớm sẽ thông minh hơn người. Vậy, trẻ càng sớm biết đi càng thông minh có đúng không? Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu nhé.
26/07/2018 10:15

Trong thực tế, sự phát triển của trẻ không hề giống nhau. Có một số bé sớm biết đi, biết nói trong khi những bé khác chậm hơn một chút. Không ít các bà mẹ cảm thấy lo lắng khi con chậm hơn các bạn cùng trang lứa, nhiều người còn e ngại việc liệu con chậm đi có ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và trí tuệ hay không?

Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy trẻ chậm biết đi sẽ chậm phát triển về trí tuệ so với những trẻ khác. Các bác sĩ nhi khoa Mỹ chỉ ra rằng, hầu hết các em bé từ 12-14 tháng tuổi đã có thể biết đi. Nếu trên 18 tháng tuổi bé chưa biết đi thì mẹ cần tìm hiểu về nguyên nhân để có phương án xử lý kịp thời.

Khả năng vận động theo từng giai đoạn phát triển

Trẻ 1-3 tháng tuổi: Bé có khả năng làm chủ hoạt động tay chân và phần cổ cứng cáp hơn. Ở giai đoạn này, hành động được thể hiện là quơ tay múa chân hoặc cầm nắm một vật.

Trẻ 4-7 tháng tuổi: Ngoài việc cầm nắm vững đồ vật, bé đã có thể tự ngồi hoặc vịn vào thành giường, bàn ghế để đứng lên.

Cang som biet di tre cang thong minh, tai gioi hon nguoi?

 

Trẻ càng sớm biết đi càng thông minh có đúng không? Đây là điều được các bậc phụ huynh quan tâm rất nhiều

Trẻ 8-12 tháng tuổi: Bé có thể bò quanh nhà rất nhanh, tự mình bước đi mà không cần sự giúp đỡ từ người lớn. 

Giai đoạn tập đi bé sẽ gặp nhiều khó khăn, những bước đi chập chững khiến bé dễ loạng choạng vấp ngã. Mẹ nên kiên trì để bé phát triển dần dần không nên ép buộc sớm có thể gây hại cho bé.

Nếu em bé quá 18 tháng tuổi mà chưa biết đi, có thể do một số nguyên nhân dưới đây mẹ nên biết

1. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ chậm biết đi. Nếu bố mẹ bé biết đi muộn thì bé cũng vậy.

2. Ít tập bò

Trẻ ít tập bò khả năng sẽ chậm biết đi hơn.

3. Yếu tố tâm lý

Trong khi tập đi bé thường xuyên vấp ngã vì mất cân bằng, hình thành nỗi sợ hãi khiến bé nhút nhát không muốn đi.

4. Yếu tố vật lý

Bệnh nhiễm trùng tai, cảm cúm và một số bệnh khác sẽ ảnh hưởng đến khả năng cân bằng cơ thể và quá trình tập đi của bé.

Không có cơ sở nào cho thấy trẻ biết đi sớm hay muộn sẽ ảnh hưởng tới trí thông minh. Thời gian phát triển của mỗi đứa trẻ không giống nhau, chỉ cần bé khỏe mạnh, biết bò, biết ngồi, biết đứng theo đúng quy trình phát triển thì thời gian tới bé sẽ đi lại thoăn thoắt. Hơn nữa, việc trẻ biết đi sớm không mang lại nhiều lợi ích như nhiều mẹ vẫn tưởng. Vì vậy, đừng nhìn vào những đứa trẻ khác để so sánh với bé nhà mình.

comment Bình luận

largeer