Trẻ em cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, toàn diện thông qua bữa ăn học đường
Theo đánh giá của các chuyên gia, Mô hình bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam, năm học 2020 - 2021 là cách làm bài bản, sáng tạo trong thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025".
Trong năm học 2020 - 2021, Mô hình được thực hiện tại 10 tỉnh/thành phố (đại diện cho 5 vùng sinh thái) gồm: trẻ mầm non (TP Hà Nội, TP HCM, TP Hải Phòng, tỉnh Thái Bình và tỉnh Quảng Nam), học sinh tiểu học (Sơn La, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, An Giang).
Kết quả tổng kết dự án cho thấy mô hình thí điểm đều đạt và vượt so với các chỉ tiêu đã đặt ra. Cụ thể, 100% cán bộ quản lý, nhân viên bếp, nhân viên y tế và 94,4% giáo viên được truyền thông hoặc tập huấn nâng cao kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn; 97,9% phụ huynh học sinh được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý, bữa ăn học đường, an toàn vệ sinh thực phẩm.
(Ảnh minh họa)
Hoạt động giáo dục dinh dưỡng và thể chất đã góp phần thay đổi tích cực nhận thức, thói quen ăn uống, vận động thể lực của học sinh. 95,4% phụ huynh học sinh được khảo sát cho biết đã phối hợp với nhà trường trong việc tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ (ít nhất 60 phút theo khuyến cáo của WHO).
TS Đàm Quốc Chính – Giám đốc Văn phòng Ban Điều phối Đề án 641, Tổng Cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đánh giá: Mô hình điểm như một cuộc cách mạng tại Việt Nam về dinh dưỡng học đường khi kết hợp vấn đề dinh dưỡng với tăng cường thể lực cho trẻ em, học sinh.
Trước đó tại Việt Nam mới chỉ có các nghiên cứu riêng về dinh dưỡng hoặc riêng về thể chất. Trên thế giới cũng chỉ có một số nước thực hiện các mô hình tiếp cận cùng lúc cả 3 yếu tố: dinh dưỡng, thể lực và nguồn lực/nhân lực thực hiện. "Mô hình điểm của Bộ có cả 3 yếu tố đó và còn làm tốt hơn ở hoạt động truyền thông, tạo thay đổi nhận thức đến tận gia đình và nhà trường. Thành công đó cần được duy trì bằng chính sách", TS. Đàm Quốc Chính nhận định.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh khẳng định sự thành công của mô hình là nhờ sự vào cuộc của các chuyên gia và các bộ, ngành liên quan cũng như các thầy cô, cán bộ quản lý ở các địa phương thí điểm; đặc biệt là sự đồng hành rất có tâm vì trách nhiệm cộng đồng của Tập đoàn TH.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho hay: Mô hình điểm là thử nghiệm thành công nhất tính đến nay trong việc giải quyết bài toán gánh nặng kép hiện nay ở Việt Nam đó là thiếu dinh dưỡng dẫn đến thấp còi hay thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì, ảnh hưởng lâu dài đến tầm vóc người Việt.
Sau một năm thực hiện Mô hình điểm, chương trình ghi nhận những con số "biết nói". Mô hình cung cấp 400 thực đơn được xây dựng cân đối, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn, tận dụng triệt để thực phẩm tự nhiên tại địa phương, phù hợp khẩu vị học sinh, đạt được sự yêu thích của cả học sinh và gia đình... Chiều cao trung bình của các trẻ được can thiệp tăng 3,6 cm, tỷ lệ thừa cân béo phì giảm 2,68% đối với học sinh mầm non và 2,63% đối với học sinh tiểu học. Ít nhất 95% học sinh mẫu giáo và tiểu học đạt chuẩn thể lực theo đánh giá của mô hình.
Từ những kết quả đạt được khi triển khai mô hình sẽ được sử dụng làm cơ sở khoa học và thực tiễn để nhân rộng góp phần thực hiện Chương trình “Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025”, đề xuất xây dựng chính sách về Dinh dưỡng học đường, hiện thực hoá một trong những nội dung quan trọng của Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn và tầm nhìn đến năm 2040 góp phần nuôi dưỡng, cải thiện tầm vóc, sức khoẻ và trí tuệ thế hệ tương lai.
Thu Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm