Trẻ sơ sinh nấc liên tục có phải đói không?

Trẻ sơ sinh nấc cụt khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, không biết trẻ có bị sao không? Nhiều người lần đầu làm cha mẹ còn cho rằng, mỗi lần bé nấc là do bị đói nhưng thực tế là do đâu?
01/03/2021 14:16

"Bé nhà em được 4 tháng tuổi nhưng dạo gần đây con bị nấc liên tục. Mỗi lần bé nấc, mình cho rằng có thể bé bị đói nên cho bú luôn. nhưng bé nấc nhiều quá, cho bé bú liên tục lại không phải là điều tốt. Vậy, thực sự nguyên nhân bé nấc có phải do đói không?" (Minh Hạnh, Tiền Giang)

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh đặc biệt là giai đoạn con 0 - 12 tháng là tình trạng xảy ra rất phổ biến. Theo các chuyên gia, hiện tượng nấc cụt xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và liên sườn, tiếp đó là sự đóng kín đột ngột của thanh môn, làm tạo ra tiếng "nấc". Nấc cụt thường có tần số từ 4 đến 60 lần trong 1 phút. Nó có thể kéo dài khoảng vài phút và 2,3 lần trong ngày.

Có thể bạn không biết, cho bé bú quá no cũng là nguyên nhân gây ra nấc. Khi mẹ cho bé bú sữa quá no sẽ làm dạ dày giãn to ra, đồng thời dẫn đến sự giãn nở đột ngột của khoang bụng làm co thắt cơ hoành, từ đó dẫn đến bé bị nấc cụt.

be so sinh bi nac

Hình minh họa.

Bé bị nuốt quá nhiều khí vào bụng: Việc nuốt không khí quá nhiều làm dạ dày bé giãn to ra. Đồng thời, khi cho con trẻ bú bằng bình sữa quá lớn, lượng không khí nuốt cùng quá nhiều dẫn đến bé dễ nổi quạu và nấc cụt.

Bé bị dị ứng sữa cũng có thể khiến bé bị nấc. Protein trong sữa hoặc sữa mẹ có thể làm trẻ bị dị ứng, gây ra sự viêm thực quản cho bé. Đây là nguyên nhân làm trẻ nấc cụt. Lưu ý, sữa mẹ làm bé bị dị ứng có thể là do thức ăn mẹ ăn không phù hợp, mẹ cần điều chỉnh để không gây hại cho bé.

Bé nấc có phải do đói không?

Câu trả lời là không. Trên thực tế, mẹ cần quan sát con để xem xét, có những dấu hiệu xác định bé đói như:

Dấu hiệu sớm nhất: Liếm môi; Mút hoặc liếm bàn tay, ngón tay; Miệng mở đóng thường xuyên; Nghiêng đầu và há miệng.

Các dấu hiệu tiếp theo: (có thể có hoặc không tùy từng bé ): Di chuyển đầu nhiều lần và lặp lại liên tục; Chân tay quẫy đạp mạnh.

Dấu hiệu cuối cùng: Khóc là dấu hiệu cuối cùng để nhận biết trẻ đang đói, nhưng nó cũng là dấu hiệu quan trọng cho thấy nhiều vấn đề khác ở trẻ sơ sinh. Một đứa bé sẽ khóc bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu. Điều này có thể do bé đói, do cơ thể không khỏe, do cảm giác đau hoặc ngứa, cũng có thể do chúng muốn được cha mẹ vỗ về…

Làm thế nào để cắt cơn nấc của bé?

Tuy nấc cụt ở trẻ sơ sinh là bình thường, không gây hại và để bé sẽ tự khỏi nhưng nếu bị nấc lâu sẽ làm bé khó chịu, mệt mỏi. Dưới đây là một số phương pháp giúp bé cắt cơn nấc các bố mẹ có thể xem xét áp dụng:

Cho bé uống nước: Đây là cách trị nấc cụt hiệu quả được nhiều mẹ bỉm sử dụng nhất. Với các bé 5-6 tháng, bạn hãy lấy nước đun sôi để nguội và lấy thìa bón cho bé. Nếu các bé đã ở giai đoạn ăn dặm tốt trên 6 tháng, bạn có thể cho bé uống từ từ hết khoảng 100ml nước. Đa số cách này đều rất hiệu quả đối với các bé.

Dùng động tác massage lưng cho bé: Một trong những phương pháp hữu hiệu, giúp con dễ chịu hết nấc cụt là massage cho bé. Để con ngồi hoặc nằm trên bụng mẹ, dùng tay massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn đều quanh lưng bé. Cách massage sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, giúp cơ hoành căng ra và hết nấc cụt.

Cho bé ăn một ít đường: Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng và ngậm núm vú giả, bạn hãy vệ sinh thật sạch sẽ núm vú giả, thoa lên núm vú giả một ít siro cho trẻ sơ sinh và cho bé ngậm. Với cách này mẹ có thể yên tâm rằng, sau đó cơn nấc cụt sẽ ngưng quấy rối con.

Chơi với bé: Khi bé bị nấc cụt bạn hãy cố gắng làm trò để bé phân tâm bằng những trò vận động nhẹ nhàng hay nhử đồ chơi cho bé thích thú. Bạn có thể chọc bé bằng cách chơi ú òa, phương pháp này cũng rất hiệu quả.

Dùng ngón tay bịt lỗ tai của bé: Bạn hãy sử dụng hai ngón tay bịt hai bên phần lỗ tai của bé. Giữ như thế khoảng 30 giây rồi buông ra.

Vỗ lưng cho bé: Với cách này, các mẹ bế bé sao cho đầu bé ngẩn cao, chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ nhàng theo nhịp vào lưng bé. Phương pháp này giúp bé tránh trào ngược khi bú xong, vừa giúp ợ hơi tốt cho tiêu hóa của bé.

Thu Hương (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer