Trẻ thường xuyên ngủ ngáy nguy hiểm như thế nào?

Trẻ thường xuyên ngủ ngáy có sự thay đổi trong cấu trúc não bộ và điều này dường như đã góp phần làm phát sinh nhiều vấn đề hành vi như khó tập trung, tăng động và khó tiếp thu khi học tập.
08/09/2022 16:32
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phát hiện trên vừa được các nhà nghiên cứu tại Ðại học Maryland (Mỹ) công bố, sau khi phân tích ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) não bộ của hơn 10.000 trẻ em từ 9-10 tuổi tham gia vào một nghiên cứu quy mô lớn trước đó. Trong số trẻ được theo dõi, 16% bị béo phì hoặc thừa cân - tình trạng có liên quan đến nhiều vấn đề về giấc ngủ chẳng hạn như chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ. 17% có biểu hiện các vấn đề về hành vi như dễ lo lắng và nổi nóng cũng như các vấn đề về năng lực tư duy và chú ý. 7% được phụ huynh ghi nhận là có thói quen ngủ ngáy. 

Dựa trên kết quả theo dõi của phụ huynh, các chuyên gia ghi nhận rằng nhóm trẻ ngủ ngáy từ 3 đêm trở lên mỗi tuần có lớp chất xám mỏng hơn ở nhiều khu vực thuộc vùng thùy não, vốn chịu trách nhiệm cho năng lực lập luận và kiểm soát cơn bốc đồng. Theo nhóm chuyên gia, tình trạng mỏng chất xám có liên quan đến những vấn đề hành vi do chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ gây ra. Ðó là do tình trạng ngáy khiến giấc ngủ bị gián đoạn trong đêm và giảm lượng khí ôxy cung cấp cho não, ảnh hưởng đến năng lực trí não.

Theo UPI

comment Bình luận

largeer