Triệu chứng bệnh dị ứng

Triệu chứng bệnh dị ứng. Dị ứng có rất nhiều loại mà chúng ta hay gặp trong cuộc sống thường ngày. Nếu không được chăm sóc, chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những căn bệnh trầm trọng hơn.
03/11/2017 10:53

Triệu chứng bệnh dị ứng

Bệnh dị ứng có rất nhiều loại biểu hiện bệnh. Bệnh sẽ trầm trọng hơn nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách. Nhiều người còn chủ quan về bệnh dị ứng. Dưới đây là tác hại của bệnh:

1. Có thể trở nên trầm trọng hơn

 

Hiện nay có rất nhiều loại dị ứng với các biểu hiện khác nhau và cần có những biện pháp chữa trị riêng. Từ những dị ứng nhỏ có thể trở nên nghiêm trọng khi cơ thể phát hiện hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng. Ở mỗi loại dị ứng ở điều kiện khác nhau, phản ứng đó sẽ không hề ảnh hưởng đến tính mạng trong lần đầu tiếp xúc. Nhưng đến những lần sau đó, chất lạ đưa vào cơ thể hay tiếp xúc trong lần tiếp theo sẽ vô tình khiến cường độ phát triển bệnh mạnh mẽ hơn.

Trieu chung benh di ung 3

 

Triệu chứng bệnh dị ứng. Bệnh dị ứng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cơ thể

2. Ảnh hưởng đến bức tường miễn dịch trong cơ thể

 

Với loại dị ứng trên cơ thể nếu bỏ qua hay thờ ơ với nó sẽ khiến hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Khi đó, chất nhầy được sản xuất trong cơ thể sẽ làm rối loạn tiêu hoá và kèm theo đó là nhiều vấn đề ảnh hưởng khác.

3. Gây viêm

 

Nếu để dị ứng tiếp diễn trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều chứng viêm và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, viêm khớp, ung thư, bệnh tự miễn dịch và thần kinh thoái hoá như Alzheimer và Parkinson sẽ rất cao.

4. Gây đau họng, suy yếu miễn dịch

 

Dị ứng hay những phản ứng với chất khác, hệ thống miễn dịch nhạy cảm có thể làm người bệnh mắc cảm lạnh, đau họng, suy yếu hệ thống miễn dịch.

5. Nguy cơ phát triển thành xoang

 

Dị ứng mũi có thể làm kéo dài dẫn đến dị ứng xoang và tiếp tục tiến triển đến dị ứng phế quản gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Khi bị dị ứng, người bệnh có thể bị nhiễm trùng xoang và tai gây tắc nghẽn đường mũi làm xoang hay viêm nhiễm tai. Thực tế cho thấy, dị ứng có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi gây nên các bệnh liên quan như hen suyễn, viêm phổi...

6. Lan toàn có thể

 

Tình trạng dị ứng có thể lan rộng toàn bộ cơ thể khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, ngứa rát. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Trieu chung benh di ung 2

 

Triệu chứng của bệnh dị ứng. Dị ứng có thể lan rộng toàn bộ cơ thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu

Khi bị ngứa rát toàn thân, bệnh nhân không thể tập trung làm việc hay thực hiện mọi hoạt động hàng ngày.

7. Sốc phản vệ

 

Khi tình trạng ngứa rát, mẩn đỏ... do dị ứng gây nên sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh và gây cảm giác khó chịu cực độ mà người bệnh phải đối mặt.

Tình trạng bệnh rất nghiêm trọng cần thuốc cứu sống tức thời được gọi là sốc phản vệ. Loại dị ứng này thường gặp ở động vật có vỏ, đậu phộng các loại thuốc nhất định hoặc do côn trùng đốt.

Triệu chứng của bệnh dị ứng

Để phòng tránh và chữa trị căn bệnh dị ứng kịp thời cần phát hiện sớm nhất có thể đảm bảo không gặp phải những tác hại trên thông qua những biểu hiện dưới đây.

1. Phát ban, mẩn đỏ

 

Biểu hiện rõ ràng nhất của dị ứng chính là phát ban. Đó thường là những nốt mẩn đỏ, ngứa và sưng tấy có thể lan rộng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.

Phạm vi phát ban là một vùng rộng và nổi thành đốm, mụn nhỏ li ti gây ngứa kéo dài từ vài phút đến vài ngày. Do dị ứng thực phẩm gây nên phát ban, một số trường hợp phát ban cũng xảy ra do các yếu tố khác như môi trường, thuốc...

Trieu chung benh di ung 4

 

Khi triệu chứng phát ban phát triển sẽ dẫn đến dấu hiệu bị sưng tấy vùng môi, cổ họng khó kiểm soát

2. Vùng da bị tổn thương, sưng tấy

 

Vùng da bị dị ứng sẽ có biểu hiện sưng tấy rõ nhất ở mặt và môi. Dạng dị ứng này xuất phát từ chế độ ăn uống như hải sản hay trứng gây ra.

3. Viêm mũi dị ứng

 

Biểu hiện viêm mũi dị ứng thường do bụi bẩn hoặc phấn hoa gây nên. Bên cạnh đó, cơ thể do bị kích ứng với các loại sản phẩm đóng hộp hay bơ sữa cũng sẽ gây ra kiểu dị ứng này.

4. Chàm bội nhiễm

 

Chàm bội nhiễm là các nốt dị ứng bị mẩn đỏ và xuất hiện vảy ở đầu, mọc tại vị trí gần khu mặt, đầu gối và khuỷu tay. Nếu bệnh nhân mắc chứng chàm bội nhiễm cần tránh để cơ thể đổ nhiều mồ hôi, luôn giữ cơ thể ở tình trạng khô ráo và cung cấp lượng nước cho cơ thể vào những ngày trời khô hanh.

5. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

 

Do dị ứng thực phẩm dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hoá. Cụ thể triệu chứng đó là tiêu chảy, nôn mửa hay táo bón rất dễ nhầm lẫn với các hiện tượng  dị ứng khác. Vì vậy, khi có những dấu hiệu này cần đến gặp bác sĩ hay các cơ sở y tế gần nhất để khám và chẩn đoán bệnh chính xác.

6. Nổi mề đay cấp tính

 

Khi người bệnh dị ứng gặp phải tình trạng nổi mề đay cấp tính sẽ có hiện tượng khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, cụ thể là dị ứng khắp cơ thể. Nổi mề đay cấp tính rất nguy hiểm nhưng không thường gặp ở những người bị dị ứng.

Trieu chung benh di ung

 

Triệu chứng bệnh dị ứng với những nốt mẩn đỏ ngứa rát

Khi có các dấu hiệu của nổi mề đay cấp tính cần được cấp cứu nhanh chóng và đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để tránh tình trạng trầm trọng thêm nguy hiểm đến tính mạng.

Cách phòng ngừa bệnh dị ứng

Theo nhiều nghiên cứu cho biết, dị ứng phần nhiều do cơ địa của từng người trong cùng một điều kiện môi trường. Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa triệt để nào đối với dị ứng nhưng có thể hạn chế nguy cơ bằng những cách dưới đây:

Thường xuyên rửa mặt với nguồn nước sạch nếu cảm thấy ngứa và tấy trong mắt.

Ở những nơi nhiều phấn hoa và bụi bẩn trong không khí, nên sử dụng kính và khẩu trang khi đi ngoài đường.

Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ.

Khi sử dụng mỹ phẩm nên đọc kỹ các thành phần có trong đó và thận trọng.

Trieu chung benh di ung 5

 

Triệu chứng bệnh dị ứng. Bổ sung vitamin và rau xanh, các dưỡng chất cần thiết

Vitamin C có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc dị ứng vì vậy cần bổ sung nó trong chế độ ăn uống hợp lý. Các chuyên gia sức khoẻ khuyến khích mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể khoảng 1000mg vitamin C.

Những món ăn được chế biến từ hải sản, các chất được lên men... cần được hạn chế vì chúng dễ gây dị ứng.

Tránh tiếp xúc với các loại hoá chất dễ gây kích ứng da, đặc biệt là các chất đã gây cho da dị ứng trước đó.

Không sử dụng những loại quần áo có chất liệu dễ gây kích ứng như len, cứng... vì chất liệu này dễ gây kích thích tại chỗ do cọ xát với vùng da bị tiếp xúc.

Hoạt động trong môi trường có độ ẩm thấp có thể khiến da bị khô, kích thích và tái phát những bệnh lý dị ứng theo mùa.

Lưu ý: Trong trường hợp dị ứng nặng nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến các cơ sở y tế về da liễu để điều trị kịp thời.

Mẹo nhỏ cho người mắc bệnh dị ứng

Sử dụng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút. Mỗi ngày làm 2 lần đến khi biểu hiện của dị ứng được cải thiện.

Pha một cốc nước chanh ấm với một chút mật ong để uống đều đặn trong 2 - 3 tháng sẽ thấy điều bất  ngờ bởi hỗn hợp này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Người bệnh bị dị ứng cũng có thể dùng 1- 2 chén trà xanh mỗi ngày thêm với chút mật ong. Cách này có tác dụng chữa trị khi bạn mắc dị ứng. Trong quá trình điều trị nên tránh hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn.

Ngoài ra có thể sử dụng nước hoa quả như uống nước cà rốt hoặc trộn nước cà rốt với củ cải đường và nước dưa chuột. Tác dụng làm mát trong ngăn ngừa bệnh dị ứng tái phát.

comment Bình luận

largeer