Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi gây ra. Được biết, siêu vi trùng Dengue có thể lây lan qua muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người bình thường. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có vac-xin phòng tránh căn bệnh này, người dân không nên chủ quan và theo dõi căn bệnh để kịp thời xử lý.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là căn bệnh lây nhiễm cấp tính do muỗi gây ra
Muỗi Aedes albopictus và Aedes aegypti là nguyên nhân gây ra căn bệnh sốt xuất huyết và xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong hoặc gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và không có triệu chứng biểu hiện cụ thể. Người dân có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây để nhận biết và đối phó kịp thời.
Đối với trẻ nhỏ
Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột từ 38 - 39 độ không đi kèm các triệu chứng khác như ho, sổ mũi. Thuốc hạ sốt với trẻ chỉ có tác dụng trong vài giờ.
Trên người có các nốt chấm đỏ, phát ban trên mặt và da, đây chính là biểu hiện xuất huyết.
Do nhiệt độ cơ thể nóng từ trong dẫn đến hiện tượng chảy máu cam, các bậc phụ huynh nên lưu ý.
Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể có các hiện tượng khác như nôn mửa, đi ngoài ra máu cần được theo dõi và chăm sóc.
Bụng có thể đau, có lúc đau dữ dội và vùng dưới sườn bên phải.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết. Trẻ nhỏ có các dấn hiệu mẩn ngứa và sốt cao
Trẻ từ 12 tuổi - 16 tuổi
Trẻ ở độ tuổi này, biểu hiện bệnh được chia thành các cấp độ như sau:
Độ I: có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và có các dấu hiệu của bệnh xuất huyết.
Độ II: cũng như độ I, trên cơ thể người bệnh có kèm theo những nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ và mí mắt.
Độ III: có triệu chứng sốt kèm suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹt mạch nhanh, cơ thể yếu, mệt mỏi. Trong một số trường hợp cũng sẽ có biểu hiện da bị lạnh, người khó chịu, bứt rứt và sốc.
Độ IV: biểu hiện sốc, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, tay chân lạnh.
Người lớn
Đau đầu, đau mình
Triệu chứng này là một triệu chứng phổ biến ở hầu hết các bệnh và nó cũng là biểu hiện ban đầu của sốt xuất huyết. Người dân thường chủ quan và cảm thấy mệt mỏi, đau cơ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, triệu chứng này không thể xem thường nhất là những thời điểm giao mùa hay mùa mưa.
Sốt cao từ 39 - 40 độ, kéo dài từ 2 lần trở lên
Biểu hiện rõ nhất của bệnh sốt xuất huyết chính là sốt cao, thường từ 39 - 40 độ kéo dài từ 2 ngày trở lên. Bên cạnh đó, các triệu chứng đi kèm khi mắc bệnh là mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở thượng vị hoặc hạ sườn phải... Khi có biểu hiện này cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh và chữa trị kịp thời.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
Xuất huyết
Hiện tượng xuất huyết thường bắt đầu vào ngày thứ 2 mắc bệnh. Cụ thể của xuất huyết như sau:
Xuất huyết ngoài da, xuất hiện các chấm xuất huyết màu đỏ, các vết bầm tím tại mọi vị trí trên cơ thể như cẳng chân tay, lòng bàn tay, bàn chân... Người bệnh cần lưu ý vì đây là biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với những vết bầm khác do va đập thông thường.
Xuất huyết niêm mạc: biểu hiện ở việc chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi tiểu ra máu...
Xuất huyết tiêu hoá: triệu chứng này biểu hiện như nôn ra máu, đi đại tiện ra máu...
Sốc, nôn mửa và đi ngoài ra máu
Đây là biểu hiện khi bệnh nặng nhất, người bệnh thường ngưng sốt và các dấu hiệu của xuất huyết không còn. Thời điểm bệnh nặng sẽ có các triệu chứng sốt li bì, vật vã, chân tay lạnh và kèm theo nôn mửa, đi ngoài ra máu.
Khi có một trong những biểu hiện trên, người bệnh không nên chủ quan mà đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh và điều trị bệnh.
Cách xử lý khi bị sốt xuất huyết
Khi phát hiện người bị mắc bệnh sốt xuất huyết, tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ để có biện pháp và xử lý phù hợp.
Với người bệnh được chăm sóc tại nhà cần được nghỉ ngơi và tránh làm những việc lao động nặng nhọc. Cho người bệnh ăn cháo loãng, súp hoặc uống sữa để hệ tiêu hoá hoạt động tốt. Thường xuyên bổ sung nước uống và hoa quả cho bệnh nhân như nước hoa quả, nước cam, nước oresol... Trường hợp sốt cao cần sử dụng thuốc Paracetamol và lau, chườm nước ấm trên cơ thể.
Ngoài ra, nếu thấy bệnh có dấu hiện và tiến triển nặng hơn như mệt mỏi, vật vã, sốt li bì cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị. Không chỉ có những biểu hiện như vậy mà người bệnh còn có các dấu hiệu tay chân bị lạnh, bụng đau nhiều hơn, nôn mửa, dễ ói và môi nhợt nhạt, tím bầm. Người bệnh bị sốt cao rất dễ bị mất nước, da thường nhăn nheo vì vậy cần đưa đến bệnh viện để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì
Do bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc đảm bảo chế độ ăn uống cho người bệnh là rất cần thiết. Người bệnh cần được bổ sung các chất dinh dưỡng sau:
1. Bổ sung nhiều nước
Sốt ở nhiệt độ cao từ 38 - 41 độ, thân nhiệt nóng cần được bù nước cho cơ thể. Thường xuyên uống nước và bổ sung các loại nước trái cây có chứa nhiều vitamin C như nước cam tươi, nước chanh, nước dừa... Những loại nước ép sẽ giúp người bệnh được bổ sung năng lượng, tốt cho hệ tiêu hoá, tăng cường kháng thể, loại bỏ độc tố tối đa do chúng có chứa chất điện giải. Khuyến khích bệnh nhân nên uống nguyên chất không nên cho thêm đường để uống.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết. Người bệnh sốt xuất huyết cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
2. Ăn nhiều trái cây tươi và thức ăn xanh như rau củ quả
Những thức ăn xanh như rau củ quả và trái cây tươi rất tốt cho cơ thể người bệnh như cà rốt, dâu tây, kiwi, đu đủ, dưa chuột... để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong các bữa ăn, bổ sung thêm nhiều rau xanh và không nên nấu quá chính nhừ làm mất hết chất dinh dưỡng.
3. Bổ sung chất đạm
Những thực phẩm giàu chất đạm sẽ giúp cơ thể bạn có thêm kháng thể chống lại virus sốt xuất huyết. Những thực phẩm như sữa, cá, thịt bò... rất giàu chất đạm giúp người bệnh bị sốt xuất huyệt giảm sốt từ từ và tăng cường sức đề kháng cần thiết cho cơ thể.
4. Ăn những món ăn loãng
Những món ăn loãng như cháo, súp và các món luộc rất cần thiết cho người bị bệnh sốt xuất huyết. Thực phẩm cứng, rắn sẽ làm cơ thể bệnh nhân khó nuốt, khó tiêu và không nhiều khoáng chất như cháo, súp. Với đồ ăn luộc nên nghiền thật nhỏ và cho thêm ít gia vị để dễ ăn hơn.
5. Dùng các thực phẩm dân gian
Thực phẩm dân gian cũng là một trong những cách bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể hiệu quả như nước ép đu đủ, trà thảo dược có tác dụng giảm đau, kháng viêm tốt.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết. Người bệnh sốt xuất huyết cần được chăm sóc kỹ càng
Lưu ý: tránh những thực phẩm cay, nóng hay sẫm màu vì chúng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể lên cao hơn và gây ói, nôn. Trứng gà là một trong những thực phẩm có chứa protein hàm lượng cao nhưng không phù hợp với người bị sốt xuất huyết. Ngoài ra người bệnh cần tránh thực phẩm chứa dầu mỡ, cà phê, chất kích thích, đồ ngọt hay trà đậm...
Những thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp người dân biết thêm về căn bệnh nguy hiểm này cũng như người bệnh có cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am