Triệu chứng điển hình thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư miệng

Ung thư miệng có thể xuất hiện ở cả nam giới lẫn nữ giới và những dấu hiệu đặc trưng thường rất rõ ở vùng má, nướu, vòm họng, môi...
03/06/2021 17:59

Ung thư miệng xuất hiện là do sự phát triển và sinh sản không kiểm soát của các tế bào nằm ở một số khu vực trong khoang miệng. Nó có thể xảy ra ở má, vùng giữa và trước lưỡi, hoặc lớp mô bên trong miệng, nướu.

Tại Hoa Kỳ, có khoảng 49.700 trường hợp mắc ung thư miệng mới mỗi năm, chiếm khoảng 3% tổng số ca chẩn đoán ung thư. Thực tế, tỷ lệ nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư miệng thường nhiều hơn nữ giới.

Ung thư miệng chủ yếu bao gồm ung thư lưỡi, ung thư má, ung thư nướu, ung thư vòm họng, ung thư môi, ung thư hàm dưới, ung thư sàn miệng... Nó liên quan đến các cơ quan quan trọng như má, lưỡi, môi, vòm miệng, sàn miệng, hàm trên và hàm dưới, dễ bị di căn hạch cổ. Ung thư miệng có thể gây biến dạng khuôn mặt, rối loạn chức năng ăn, nói và các chức năng khác, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc chẩn đoán ung thư miệng từ sớm là điều đặc biệt quan trọng!

Dưới đây chính là 4 dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh ung thư miệng đang nhen nhóm xuất hiện ở giai đoạn đầu.

1. Bị loét miệng dai dẳng

Quá trình loét miệng ở mỗi người thường không quá hai tuần. Nếu các triệu chứng như bỏng rát và đau tê không thuyên giảm sau hai tuần thì bạn nên cẩn thận với khả năng mắc ung thư miệng khá cao. Do ung thư miệng thường biểu hiện dưới dạng các vết loét, có gờ nổi lên, nhân trung không đồng đều và bao phủ bởi các mô hoại tử nên cảm giác đau là rất rõ ràng.

c5

2. Chảy máu miệng

Trong cuộc sống hàng ngày, những chấn thương ở miệng hoặc do ăn những thức ăn cứng hơn rất dễ gây chảy máu miệng. Nhưng nếu không chịu tác động của các yếu tố này, khoang miệng sẽ luôn bị chảy máu không thể giải thích được, và thời gian chảy máu cũng tương đối lâu. Khi đó, chúng ta phải xem xét khoang miệng có bị tổn thương ung thư hay không. Một khi bị ung thư, các tế bào ung thư trong khoang miệng sẽ dễ bị bào mòn và gây chảy máu. Sự xuất hiện của các tế bào cũng sẽ ảnh hưởng đến sự đóng mở của khoang miệng.

c6

3. Sưng hạch bạch huyết

Do khoang miệng và hạch cổ tương đối gần nhau, nếu khoang miệng có những tổn thương mà không kịp thời kiểm soát sớm thì tế bào ung thư trong khoang miệng rất dễ di căn sang hạch cổ, lâu ngày còn dẫn đến sưng hạch. Lúc này, bạn sẽ nhận thấy các hạch bạch huyết to ra không thể giải thích được.

c7

4. Thay đổi màu sắc của niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng bình thường có màu hồng, nếu chuyển sang màu trắng, nâu hoặc đen nghĩa là tế bào biểu bì niêm mạc đã bị biến đổi. Đặc biệt, niêm mạc miệng sẽ còn trở nên thô ráp, dày lên hoặc không liền lại và xuất hiện bạch sản niêm mạc miệng hoặc ban đỏ, có thể trở thành ung thư sau đó.

c8

Theo Tổ quốc

comment Bình luận

largeer