Trung Quốc ghi nhận từ 7.000 đến 8.200 ca mắc COVID-19 mỗi ngày
Với chính sách ứng phó dịch mà Trung Quốc đang theo đuổi thì đây là số ca mắc rất cao. Chính vì vậy, làm thế nào để ngăn dịch không lan rộng mà ít ảnh hưởng đến kinh tế đang là bài toán của Chính phủ Trung Quốc.
Trong 24h qua, Trung Quốc ghi nhận gần 8.200 ca COVID-19. Dịch khá nặng tại các thành phố lớn như Quảng Châu, Trịnh Châu, Bắc Kinh, Trùng Khánh… Quảng Châu, một trong những trọng điểm kinh tế của Trung Quốc đang là tâm dịch ở Trung Quốc, với quận Hải Châu gần 2 triệu dân bị kéo dài thời gian phong tỏa đến ngày 11/11. Hơn 30 ngàn người được đưa đi cách ly tập trung trong đợt dịch nghiêm trọng nhất gần 3 năm nay. Thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam vừa bỏ cách ly thì ghi nhận ca mắc lại, trong đó nhà máy Foxconn sản xuất điện thoại di động lớn nhất cho Apple cung cấp khắp thế giới bị phong tỏa.

(Ảnh minh họa)
Thành phố Bắc Kinh mỗi ngày có vài chục đến 100 ca, phần lớn các trường mẫu giáo đến trung học cơ sở chuyển sang học online, chính quyền khuyến cáo các doanh nghiệp không tổ chức hội họp đông người. Nhiều quận tăng tần suất xét nghiệm đại trà lên 1 ngày/lần thay vì 2-3 ngày/lần như trước đây.
Sau Đại hội Đảng, Trung Quốc khẳng định vẫn duy trì chính sách Zero COVID. Nhiều chuyên gia lại dự đoán Trung Quốc có thể nới lỏng chính sách kiểm soát dịch bệnh sau kỳ họp Lưỡng hội hàng năm vào tháng 3/2023.
Thực tế nhiều người dân Bắc Kinh ra khỏi thành phố bị cấm trở lại vì mã hành trình màu đỏ, do đi qua các địa phương có dịch. Một số thành phố khác vừa bỏ phong tỏa thì dịch lại tái phát. Trung Quốc hiện đang áp dụng chính sách phong tỏa có trọng điểm, hẹp hơn để hạn chế ảnh hưởng kinh tế.
Trong khi đó, Chính quyền Khu hành chính Hong Kong - Trung Quốc bắt đầu triển khai tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi. Từ tháng 8, đặc khu này cũng đã sử dụng vaccine Sinovac để tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Giới chức y tế Hong Kong - Trung Quốc kêu gọi phụ huynh bố trí cho trẻ tiêm ít nhất hai mũi vaccine để nâng cao khả năng bảo vệ, vì một khi không may mắc bệnh, có thể sẽ có triệu chứng nặng, sau khi khỏi bệnh cũng có thể để lại những di chứng về lâu dài. Đồng thời cho biết, nếu trẻ tiêm đủ 3 mũi vaccine thì tỷ lệ bảo vệ đạt 80%.
Theo VTV

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm