Tư thế đứng dễ gây đau thần kinh tọa, vẹo cột sống

Đau thần kinh tọa và vẹo cột sống là hai vấn đề về cột sống có thể gây ra đau đớn và khó khăn trong việc di chuyển sinh hoạt hằng ngày.
04/12/2024 19:10

Tiến sĩ Dharmesh Shah, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Trung tâm sức khỏe Holistica World (Ấn Độ) cho biết, có hai tư thế rất phổ biến mà nhiều người sử dụng có thể là thủ phạm ẩn sau chứng đau chân, dẫn đến các tình trạng rộng hơn như đau thần kinh tọa và vẹo cột sống.

Tư thế đứng đầu tiên là việc dồn toàn bộ trọng lượng lên một chân khi đứng; tư thế thứ hai là đứng với một cánh tay chống lên một mặt phẳng (mặt bàn) và phần trọng lượng còn lại dồn lên hông.

“Bạn sẽ không nhận ra tác hại ngay lập tức của hai tư thế này nhưng sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy hối tiếc vì sức khỏe của cột sống đi xuống”, Tiến sĩ Dharmesh Shah cảnh báo.

daythankinh

(Ảnh minh họa: Hồng Ngọc)

Đứng không đúng cách như chuyển trọng lượng không đều hoặc nghiêng xương chậu về phía trước quá mức, có thể chèn ép dây thần kinh tọa, dẫn đến đau thần kinh tọa. Đây là một tình trạng đau đớn đặc trưng bởi cơn đau lan tỏa từ lưng dưới xuống chân.

Tiến sĩ Dharmesh Shah giải thích, khi đứng với tư thế xấu, đặc biệt là tư thế đứng không đối xứng, có thể dẫn đến chứng vẹo cột sống (cong cột sống), tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn theo thời gian do căng cơ không đều.

Đau thần kinh tọa là tình trạng dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc kích thích, gây đau nhói, ngứa ran hoặc tê dọc xuống chân. Nó có thể hạn chế khả năng vận động và dẫn đến đau mạn tính.

Ngược lại, vẹo cột sống là tình trạng cong lệch sang một bên của cột sống có thể dẫn đến đau lưng, giảm dung tích phổi và gặp các vấn đề về tư thế. Các trường hợp nghiêm trọng cũng có thể cần phẫu thuật.

Cách đứng lý tưởng để ngăn ngừa cơn đau

Tiến sĩ Shah khuyên nên thực hiện 4 mẹo sau để đảm bảo tư thế của bạn không gây ra tình trạng đau mạn tính:

1. Phân bổ đều trọng lượng lên cả hai chân bằng cách đứng thẳng.

2. Duy trì vị trí xương chậu trung tính: Để xương chậu không bị nghiêng quá mức về phía trước hay ra phía sau. Nó có nghĩa là xương chậu ở trạng thái cân bằng, giúp duy trì sự ổn định và giảm căng thẳng lên các cơ và khớp trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng lưng dưới và hông.

3. Giữ cột sống thẳng hàng, vai thẳng và cằm ngang bằng.

4. Tránh khóa đầu gối và thường xuyên rèn luyện thói quen giữ tư thế tốt. Bởi, khóa đầu gối xảy ra khi bạn duỗi thẳng hoàn toàn khớp gối, khiến các khớp xương không còn độ cong tự nhiên và tạo thành một vị trí thẳng hoàn toàn. Khi đó, lực tác động lên đầu gối sẽ dồn vào các khớp xương mà không có sự hỗ trợ của cơ bắp, dễ gây căng thẳng và có thể dẫn đến chấn thương.

Theo Indianexpress

comment Bình luận

largeer