Vi khuẩn Salmonella thường có trong những loại thực phẩm nào?
Trẻ em có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn Salmonella hơn người lớn. Bên cạnh đó, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh. Ngay cả ở Hoa Kỳ hàng năm cũng vẫn có tới 1.35 triệu ca nhiễm trùng, 26 500 ca nhập viện và 420 ca tử vong do nhiễm Samonella. chủ yếu lây qua đường thực phẩm.
Nhiều người thắc mắc không biết vi khuẩn Salmonella thường có trong những loại thực phẩm nào?
Thực tế, vi khuẩn Salmonella gây nhiễm trùng đường ruột là loại vi khuẩn thường sống trong ruột của động vật và người, được thải ra ngoài môi trường qua phân. Chúng ta thường có nguy cơ nhiễm Salmonella qua nước uống hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.
Vi khuẩn Salmonella thường có trong những loại thực phẩm sau:
Thực phẩm tươi sống, chưa được nấu hoặc không tiệt trùng đúng cách
Người bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn khi tiêu thụ các mặt hàng tươi sống, chưa được nấu hoặc không tiệt trùng đúng cách. Thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm Salmonella thường là do: gà hoặc gia cầm khác chưa nấu chín; trứng chưa nấu chín; sữa hoặc nước trái cây không tiệt khuẩn; trái cây, rau quả bị ô nhiễm. Bởi sự không vệ sinh của gia cầm đông lạnh khi làm tan đá (nhiều vi khuẩn có trong nước đông).

(Ảnh minh hoạ)
Salmonela cũng có thể nhiễm vào các thực phẩm nấu chín nhưng để lâu trong môi trường bị ô nhiễm có nhiều ruồi nhặng bâu vào… Người chế biến thức ăn thường làm ô nhiễm thực phẩm với Salmonela khi không tuân thủ rửa tay trước khi ăn hoặc rửa tay không đúng cách sau khi đi vệ sinh.
Salmonella có thể gây ô nhiễm bằng cách thâm nhập qua vỏ trứng
Các cán bộ thú y còn chỉ ra rằng nhiễm khuẩn do Salmonella enteritidis trở thành phổ biến liên quan đến buồng trứng của gà và kết quả là trứng gà được đẻ ra đã bị nhiễm Salmonella enteritidis. Do vậy, trứng được coi như là một mối nguy hại đối với công nghiệp thực phẩm khi dùng trứng để chế biến tất cả các món ăn.
Salmonella có thể gây ô nhiễm bằng cách thâm nhập qua vỏ trứng, đặc biệt nếu vỏ trứng bị vỡ, và qua ô nhiễm chéo trong quá trình chế biến những món ăn có trứng. Bên cạnh đó, loại Salmonella enteritidis có thể gây nhiễm khuẩn buồng trứng và gây nhiễm bên trong của trứng trước khi hình thành vỏ trứng. Khi ở trong trứng, Salmonella có thể phát triển nhanh nếu trứng đó không được bảo quản lạnh.
Thịt có thể bị nhiễm Salmonella do nước, dụng cụ chứa
Thịt có thể bị nhiễm Salmonella do nước, dụng cụ chứa đựng, ruồi, chuột trong quá trình mổ, vận chuyển chế biến và bảo quản. Các loại thịt như thịt xay, nghiền hay băm nhỏ là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thực phẩm nguội ăn ngay hoặc thực phẩm chế biến trước quá lâu, khi ăn không đun lại cũng là các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Salmonella
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Salmonella bao gồm:
- Có các thành viên trong gia đình bị ngộ độc thực phẩm Salmonella;
- Tiếp xúc với loại bò sát hoặc chim mang khuẩn Salmonella;
- Sống trong các căn hộ tập thể như ký túc xá hoặc các khu công nghiệp, nơi thường xuyên tiếp xúc với nhiều người và tiếp cận với thức ăn chung của nhiều người;
- Khi đi du lịch đến các nước đang phát triển - nơi vệ sinh kém và vệ sinh không đạt tiêu chuẩn;
- Người bị suy yếu hệ miễn dịch cũng sẽ dễ bị nhiễm Salmonella hơn những người khác.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am