Vĩnh Phúc: Cá chết trắng trên sông Cà Lồ làm người dân thiệt hại lớn về kinh tế

Trước tình trạng nguồn nước có dấu hiệu bị ô nhiễm, cá chết hàng loạt trên sông Cà Lồ (tỉnh Vĩnh Phúc) gây thiệt hại lớn về kinh tế. Người dân đang đợi cơ quan chức năng điều tra, xác định rõ nguyên nhân.
08/11/2022 12:04

Vừa qua Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng tiếp nhận nhiều thông tin phản ánh rất bức xúc từ người dân đang sinh sống tại phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc về tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn nước, dẫn đến cá của các hộ dân đang nuôi trên sông Cà Lồ bị chết hàng loạt, gây thiệt hại nghiêm trong về kinh tế…

Sông Cà Lồ là một dòng sông chảy qua nhiều địa danh trên tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có địa phận phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đã bao đời nay dòng sông này là nơi hơn 30 hộ gia đình ven sông nuôi cá để làm nguồn sinh nhai, đây cũng là dòng sông cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho hoa màu, cây trái của người dân phường Tiền Châu và khu vực lân cận. Tuy nhiên vào ngày 25/10/2022 dòng sông Cà Lồ trong xanh, êm đềm bỗng dưng đổi màu, bốc mùi hôi thối, cá trên sông và cá của người dân nuôi đều chết hàng loạt. Kéo theo đó là đời sống của người dân ven sông tự dưng bị xáo trộn bởi nguồn sinh nhai của họ đã gần như bị mất trắng.

Sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên, để có thêm thông tin và ghi nhận chính xác sự việc. Ngày 2/11/2022, phóng viên Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng đã có mặt tại con sông Cà Lồ chảy qua địa phận phường Tiền Châu, nơi đang diễn ra tình trạng cá chết hàng loạt. Vào thời điểm chúng tôi ghi nhận, cho thấy tình trạng cá chết nổi lềnh bềnh vẫn đang diễn ra trên mặt sông, cảnh tượng này kèo dài hàng kilomet, đồng thời nước sông có màu đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

z3856449029252_a47848ccb215c18e8c13287fe5d612fc

Cá chết nổi trắng trên sông, bốc mùi hôi thối trên sông Cà Lồ chảy qua địa bàn phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Được biết từ khoảng ngày 25 - 27/10/2022, trên khúc sông Cà Lồ chảy qua địa phận tổ dân phố Kim Xuyên, Tiên Thịnh thuộc phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên, bắt đầu xuất hiện tình trạng nước đổi từ màu trong xanh sang màu đen. Mặt nước lúc này bắt đầu xuất hiện những đốm trắng dày đặc, những đàn cá trên sông và cá của người dân đang nuôi trên sông bị chết lúc này đã nổi lên, trôi dạt vào bờ.

z3856449038380_7afc165d61c46eafd90ad19d3d74312f
z3848208084616_e98a5920dbb7f43759c5e66e6297d2a7

Trao đổi với phóng viên, bà N.T. Ba, một người dân thuộc tổ dân phố Kim Xuyên cho biết: “Khoảng 1 tuần trước tôi đi thăm cá, cho cá ăn thì bắt đầu thấy những đàn cá bơi lờ đờ nổi trên mặt nước, màu nước cũng đục, đen hơn ngày thường. Lúc này, tôi đã thấy ngờ ngợ có chuyện gì đó, cho tới sáng ngày hôm sau thì cá bắt đầu chết, nổi lên trên mặt nước ngày càng nhiều và bốc mùi hôi tanh, mùi thối. Nhìn thấy cảnh cá chết tôi vô cùng bất ngờ và xót xa, bởi cả gia đình đều trông chờ vào đàn cá để sinh sống. Ngay lập tức, gia đình tôi đành vớt cá chết, bắt những con còn sống được hơn 3 tạ để bán “chạy” với mức giá rẻ, mong rằng được đồng nào hay đồng đó…”, bà Ba ngậm ngùi chia sẻ.

IMG_1477

Bà N.T. Ba một trong hàng chục hộ gia đình có cá chết trên sông Cà Lồ

Đi dọc theo khúc sông Cà Lồ hơn 1km, chúng tôi trao đổi với hộ gia đình ông Nguyễn Văn Mão - một người dân đã nuôi cá nhiều năm trên khúc sông này, cũng rất búc xúc vì bỗng dưng hàng tấn cá của gia đình ông cũng bị chết hàng loạt. Ông Mão cho hay: “Mỗi người có một công việc một nghề để sống, gia đình tôi sống chủ yếu vào nghề nuôi cá trên sông, nay dòng sông đã bị ô nhiễm làm số lượng cá chết rất nhiều, lên tới hơn 3 tấn, gia đình tôi phải bán cho thương lái với giá rẻ mạt bằng 1/5 mức giá bình thường, ngoài ra còn phải thuê người vớt cá chết mang đi chôn lấp để không phải chịu cảnh tượng hôi thối, và gây ô nhiễm môi trường thêm".

IMG_1492

Số lượng lớn cá nhà ông Nguyễn Văn Mão vẫn đang chết và trôi dạt vào bờ, mặc dù ông đã bán chạy và thuê người vớt 

Hiện tại, tình trạng ô nhiễm môi trường trên khúc sông Cà Lồ vẫn đang diễn ra, điều này ngoài ảnh hướng tới kinh tế thì còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đời sống và sinh hoạt của người dân phường Tiền Châu. Gia đình ông Nguyễn Văn Cần đang sinh sống tại gần khúc sông cho hay: “Mùi hôi tanh, mùi thối bốc lên nồng nặc, nhà tôi sợ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng sức khỏe con trẻ nên phải mang các cháu đi gửi ở xã bên cạnh, người dân chúng tôi muốn cơ quan chức năng làm rõ xem nguồn nước có chất gì độc hại, bởi chúng tôi đều ăn nước giếng khoan và dùng nước sông để tưới tiêu cho cây trồng”.

Chị N.T.Huệ và chị T. T. Nga là những người kinh doanh dịch vụ ăn uống bên cạnh khúc sông đều nói: “Do mùi hôi thối, mùi cá chết bốc lên từ dòng sông cho nên không có ai dám tới quán nhà chị để ăn uống…”, chị Nga chia sẻ. “Vừa rồi gia đình tôi phải thức cả đêm, thuê người vớt được hơn 30 bao tải cá mang đi chôn lấp nếu không mùi hôi thối bốc lên không thể chịu được, không ai dám tới quán nhà tôi để uống nước…”, chị Huệ than phiền.

z3862785919736_a3cacec8dc6e78cfc495750a3f461401

Người dân đang kinh doanh gần khu vực bờ sông Cà Lồ ngán ngẩm khi nói về tình trạng ô nhiễm môi trường tại con sông này

Được biết, trước và trong thời điểm xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt trên khúc sông Cà Lồ, người dân phường Tiền Châu đã ghi nhận được nhiều hình ảnh một số người đã đổ chất thải trực tiếp lên dòng sông, thêm vào đó là nước từ nhà máy của các công ty gần đó chảy xuống dòng sông. Sau khi phát hiện ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước và cá chết hàng loạt, người dân đã tới UBND phường Tiền Châu để trình báo sự việc, với mong muốn có được câu trả lời thích đáng.

z3856448515749_0bed7bec508fa369b913b21d9d1a513c
z3856448540798_07f88ab6797457e3d7d47094441e231e

Hình ảnh người dân ghi nhận được một nhóm người đang thực hiện đổ chất thải xuống dòng sông Cà Lồ

Vậy cơ quan chức năng, chính quyền sở tại đã và đang làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân; Nguyên nhân dẫn tới dòng sông đổi màu đen, cá chết hàng loạt là gì? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho những thiệt hại về kinh tế của người dân?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!

Nhóm Phóng viên

comment Bình luận

largeer