WHO: Phát cảnh báo mới về cấp độ nguy hiểm của Omicron
“Mặc dù biến chủng Omicron gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn so với Delta, nó vẫn là một loại virus nguy hiểm, đặc biệt đối với những người chưa được tiêm chủng”, AFP dẫn lời Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 12/1.
WHO cho biết sự gia tăng số ca mắc COVID-19 trên khắp thế giới hiện nay là do Omicron gây ra và nhấn mạnh con người không nên đầu hàng trước biến chủng đáng lo ngại.
"Chúng ta không được cho phép đầu hàng trước virus này, đặc biệt là khi rất nhiều người xung quanh vẫn chưa được tiêm chủng”, ông Tedros phát biểu trong cuộc họp báo.
Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh "phần lớn" những người nhập viện trên khắp thế giới chưa được tiêm chủng.
"Ở châu Phi, hơn 85% người dân vẫn chưa được tiêm một mũi vaccine. Chúng ta không thể chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch trừ khi thu hẹp khoảng cách này", ông cho hay.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus
“Mặc dù vaccine vẫn rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca mắc nặng và tử vong, chúng không hoàn toàn ngăn chặn được sự lây lan của virus”, ông Tedros nói.
"Omicron với khả năng lây lan nhanh hơn, đồng nghĩa với việc nhiều ca nhập viện và tử vong hơn, nhiều người nghỉ việc hơn, bao gồm cả giáo viên và nhân viên y tế. Điều này cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện một biến chủng khác thậm chí còn có khả năng lây lan và gây chết người hơn cả Omicron", ông lưu ý.
Trong những tuần qua, WHO cho biết số người chết trên toàn thế giới duy trì ở mức khoảng 50.000 người/tuần.
“Học cách sống chung với loại virus này không có nghĩa là chúng ta có thể hoặc nên chấp nhận số ca tử vong này”, ông Tedros nói thêm.
Trước đó, ông từng bày tỏ hy vọng 10% dân số ở mọi quốc gia sẽ được tiêm chủng vào cuối tháng 9/2021, 40% vào cuối tháng 12/2021 và 70% vào giữa năm 2022.
Nhưng đến đầu năm 2022, 90 quốc gia vẫn chưa đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số, thậm chí 36 nước trong số đó vẫn còn chưa đạt được mốc 10%.
Theo AFP

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am