1 tháng được uống bao nhiêu thuốc tránh thai?
1 tháng được uống bao nhiêu thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai là một biện pháp ngăn cản sự tiếp xúc tinh trùng xâm nhập vào trứng. Trong thuốc tránh thai chứa hormone ngăn ngừa quá trình rụng trứng ở phụ nữ. Đồng thời làm co thắt tử cung khiến trứng không có cơ hội làm tổ.
Theo một số chia sẻ, thuốc tránh thai còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, khắc phục tính nam hóa do buồng trứng tiết ra nhiều androgen. Như vậy, thuốc tránh thai là sản phẩm có hai mặt đối với người sử dụng.
Hiện nay có 3 loại thuốc tránh thai phổ biến là: thuốc tránh thai chứa progestin, thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp.
Thuốc tránh thai chứa progestin được sử dụng cho phụ nữ vừa sinh xong; thuốc tránh thai hàng ngày được sử dụng phổ biến cho phụ nữ đang trong tuổi sinh nở; thuốc tránh thai khẩn cấn có tác dụng trong vòng 72 giờ.
Khi sử dụng thuốc tránh thai điều khách hàng quan tâm nhất là: 1 tháng được uống bao nhiêu thuốc tránh thai? Theo bác sĩ chuyên khoa, 1 tháng sử dụng bao nhiêu thuốc tránh thai còn phụ thuộc vào việc đó là loại thuốc gì và tình hình sức khỏe của phụ nữ ra sao.

1 tháng được uống bao nhiêu thuốc tránh thai? Thuốc tránh thai chỉ có tác dụng khi uống đúng, uống đủ liều lượng quy định
Đối với thuốc tránh thai hàng ngày:
- Đây là thức thuốc có chứa hai loại hormone sinh dục nữ strogen và progesterone. Thuốc này được đóng vỉ 21 viên và 28 viên. Song loại thuốc phổ biến nhất là thuốc tránh thai 21 ngày. Thuốc này có chứa thành phần tránh thai hiệu quả, dễ sử dụng.
- Với thuốc tránh thai 21 ngày thì mỗi tháng chị em phụ nữ chỉ được uống 21 viên. Sau khi uống xong cần phải dừng uống thuốc 7 ngày sau đó mới được uống vỉ tiếp theo. Tức là sẽ uống tiếp vào ngày thứ 8 sau khi kết thúc vỉ đầu.
Đối với thuốc tránh thai khẩn cấp:
- Thuốc tránh thai khẩn cấp là biện pháp tránh thai mà không cần sử dụng đến bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo. Thuốc tránh thai khẩn cấp thường được các bạn trẻ sử dụng.
- Theo các bác sĩ, với thuốc tránh thai khẩn cấp không được dùng quá 2 lần trong 1 tháng. Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây rối loạn kinh nguyệt dẫn đến hiện tượng ra dịch đen, kinh nguyệt không đều, rong kinh…
- Một ý kiến cho rằng, không nên uống quá 4 viên thuốc tránh thai trong 1 tháng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị: tốt nhất không nên uống quá 2 viên thuốc tránh thai/tháng. Để tốt cho sức khỏe nữa giới có thể tìm kiếm các phương pháp tránh thai an toàn khác.
Tại sao uống thuốc tránh vai vẫn “dính” bầu?
Theo bác TS.BS Đồng Thu Trang, khoa A2 bệnh viện Phụ sản Hà Nội: “Nhiều trường hợp uống thuốc tránh thai khẩ cấp vẫn có thai. Về bản chất, loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa quá trình thụ thai bằng cách ngăn rụng trứng và sự xâm nhập của tinh trùng. Từ đó ngăn chặn quá trình làm tổ của trứng và tinh trùng. Vì vậy, nếu sử dụng không đúng thời điểm, không đúng cách hoặc lạm dụng thì việc “dính” bầu là tất yếu”.
Một số lý do khiến uống thuốc tránh thai vẫn “dinh” bầu:
Uống thuốc tránh thai không đều: nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể khiến thuốc mất tác dụng. Và hậu quả chính là việc quan hệ tình dục vẫn dính bầu. Lúc này trứng và tinh trùng vẫn có thể kết hợp làm tổ.

1 tháng được uống bao nhiêu thuốc tránh thai? Thuốc tránh thai uống sai quy định sẽ khiến phụ nữ "dính" bầu
Không uống thuốc đúng giờ: ngoài việc uống thuốc đều đặn thì phải uống thuốc đúng giờ, nhất là khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Thuốc tránh thai khẩn cấp uống không đúng thời gian còn gây tình trạng rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt, tăng cân…
Tương tác với thuốc khác: trong quá trình dùng thuốc tránh thai, nếu chị em phụ nữ dùng kèm thuốc khác rifadin (một loại thuốc để điều trị bệnh lao), thuốc chống nấm griseofulvin; một số thuốc kiểm soát HIV, thuốc chống co giật tegretol, dilantin, mysoline và phenobarbital… có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc tránh thai với các thảo dược cũng có thể gây mất tác dụng của thuốc.
Thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai hàng ngày không phải là tiên dược nên nó có thể gây ra những sai sót nhất định. Để đảm bảo an toàn thì người sử dụng nên dùng đúng theo hướng dẫn sử dụng và chỉ định của bác sĩ.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am