10 bài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tính (P1)

Dưới đây là 10 bài thuốc chữa bệnh viêm họng mãn tính, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết:
24/11/2022 09:53

Chữa viêm họng mãn tính bằng bài thuốc từ mật ong

Empty

Mật ong là một trong những món quà của thiên nhiên ban tặng với nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe và có công dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Giới Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, trong mật ong có chứa nhiều thành phần dưỡng chất như: vitamin, canxi, magie, fructose, maltose, pinocembrin,… đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của con người, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự hình thành của các tế bào gốc tự do.

Trong khi đó, giới Y học cổ truyền cho biết, mật ong mang vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ phế, kháng viêm, hỗ trợ điều trị bệnh ở đường tiêu hóa, hô hấp,… Chính vì vậy, các đối tượng bị viêm họng mãn tính hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc từ mật ong để làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu ở cổ họng.

Cách thực hiện:

Hòa 3 – 5 thìa cà phê mật ong nguyên chất cùng với 300ml nước ấm;

Khuấy đều để mật ong tan hết trong nước;

Uống nước mật ong pha loãng từng ngụm nhỏ cho đến hết;

Dùng đều đặn mỗi ngày 2 ly vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ;

Áp dụng liên tục trong vài ngày để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng mãn tính.

Ngoài việc sử dụng trà mật ong, người bệnh cũng có thể kết hợp mật ong với nhiều nguyên liệu khác để tăng công dụng chữa bệnh như: gừng tươi, chanh, quất, nghệ,…

Dùng tỏi chữa viêm họng mãn tính vừa đơn giản lại vừa hiệu quả

Empty

Không chỉ được biết đến là gia vị để chế biến các món ăn, tỏi còn được sử dụng để bào chế thành thuốc chữa nhiều bệnh lý khác nhau như: cảm cúm, cảm lạnh, thấp khớp, bệnh ở đường tiêu hóa,… đặc biệt là bệnh viêm họng mãn tính.

Bởi vì, theo sự ghi nhận từ giới Y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, sát trùng, ấm tỳ vị. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu của nền y học hiện đại cũng đã chứng minh, trong tỏi có chứa nhiều thành phần có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, diệt khuẩn, điển hình là hoạt chất allicin.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị 1 – 2 tép tỏi tươi cùng với một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ;

Bóc bỏ phần vỏ rồi đem rửa sạch qua nhiều lần với nước, sau đó đập dập;

Cho toàn bộ tỏi đã sơ chế vào trong chén nhỏ, thêm một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ, trộn đều rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút;

Chờ hỗn hợp nguội dần rồi chắt lấy phần nước để dùng;

Dùng mỗi lần 2 thìa cà phê hỗn hợp và dùng mỗi ngày 3 lần;

Kiên trì điều trị trong nhiều ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Bên cạnh việc sử dụng bài thuốc từ tỏi và mật ong chữa viêm họng mãn tính, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc rượu ngâm tỏi hoặc sữa tỏi đều được.

Giảm đau rát cổ họng nhờ bài thuốc từ củ gừng

Empty

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh và chỉ ra, thành phần hoạt chất zingerone và gingerol có trong củ gừng có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh. Từ đó, giúp ức chế một số loại vi khuẩn gây hại cho hệ hô hấp và tiêu hóa. Bên cạnh đó, lượng tinh dầu có trong gừng có tác dụng thông cổ họng, giữ ấm cổ họng và hạn chế sự bùng phát của các vi khuẩn gây hại.

Do đó, người bệnh nên sử dụng đều đặn bài thuốc từ gừng đều đặn mỗi ngày giúp làm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính. Đồng thời, phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Cách thực hiện:

Đem 1 củ gừng tươi rửa sạch bằng nước muối pha loãng để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn bám quanh thảo dược;

Có thể gọt bỏ vỏ hoặc giữ nguyên vỏ rồi thái thành từng lát mỏng hoạt đập dập;

Cho toàn bộ ngừng vào cốc nước nóng để hãm trong 5 – 10 phút;

Thêm 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất hoặc nước cốt chanh, khuấy đều và uống hỗn hợp khi còn ấm;

Mỗi ngày nên uống từ 2 – 3 ly trà gừng và dùng liên tục cho đến khi bệnh tình chuyển biến tốt.

Nếu lựa chọn gừng để trị viêm họng mãn tính, ngoài việc sử dụng trà gừng, người bệnh cũng có thể kết hợp gừng cùng với một số nguyên liệu khác để tăng công dụng điều trị cũng như tránh sự nhàm chán. Một số nguyên liệu có thể kết hợp cùng với củ gừng tươi như: mật ong, muối, củ cải trắng, hành củ, quế, hoa cúc, nghệ, chanh,…

Chữa viêm họng mãn tính bằng nước ép củ cải trắng

Empty

Củ cải trắng là loại gia vị quen thuộc được sử dụng trong nhiều món ăn ngon. Không chỉ thế, loại củ này còn được dân gian sử dụng để bào chế thành thuốc chữa một số bệnh lý thường gặp.

Trong Y học hiện đại, củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, tính bình. Loại thảo dược này có tác dụng chữa ho, bổ phế, lọc gan thận, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa, đường tiết niệu. Các đối tượng bị viêm họng mãn tính có thể sử dụng bài thuốc từ nguyên liệu này để giảm nhẹ chứng ngứa rát cổ họng.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị 1 – 2 củ cải trắng cùng với mật ong nguyên chất hoặc đường phèn;

Rửa sạch củ cải trắng bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi cạo bỏ vỏ, sau đó thái thành từng lát mỏng;

Thêm một lượng mật ong vừa đủ vào phần củ cải trắng rồi. Đậy kín nắp rồi để qua đêm;

Mỗi lần sử dụng 1 thìa nhỏ, pha thêm một ít nước nóng để dùng;

Dùng mỗi ngày 2 – 3 lần và kiên trì trong nhiều ngày liền.

Lưu ý: Các đối tượng bị khí hư không được dùng bài thuốc củ cải trắng để chữa bệnh viêm họng mãn tính.

Dùng rễ cây cam thảo chữa bệnh viêm họng mãn tính tại nhà

cam-thao-shutterstock_qnep

Trong Đông y, rễ cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc, được quy vào kinh Tâm, túc Thái âm, túc Quyết âm Can,… Loại dược liệu này có tác dụng thông kinh mạch, ôn trung, hạ khí, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp như viêm họng mãn tính, đau rát cổ họng, ho khan, viêm phế quản. Bên cạnh đó, rễ cam thảo còn góp mặt trong nhiều bài thuốc khác như: bệnh về đường tiêu hóa, bài tiết, giảm đau xương khớp, viêm loét, nổi mụn nhọt,…

Song song, ở một số tài liệu Y học hiện đại chỉ ra, thành phần hoạt chất acid glycyhizic có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, giúp ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh viêm họng mãn tính.

Cách thực hiện:

Đem vài lát rễ cam thảo khô cùng với một ít quế để hãm cùng với một ấm nước sôi như nước trà;

Khi các tinh chất tan đều trong nước, chắt lọc lấy phần nước để uống;

Uống trà rễ cam thảo mỗi ngày để làm dịu cơn ngứa ngáy cổ họng do bệnh viêm họng mãn tính gây ra.

Theo Thuốc Dân tộc

comment Bình luận

largeer