100 bài thuốc bồi bổ sức khỏe cho đa dạng bệnh (phần 1)

Để giúp người dân có thêm nhiều kiến thức trong việc chủ động bảo vệ sức khỏe, ông Trần Văn Rum, Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư" đã đưa ra 100 bài thuốc bồi bổ sức khỏe cho đa dạng bệnh. 100 bài này được chia làm 3 phần, dưới đây là phần 1.
15/09/2023 14:39

Bài thuốc 1: Đại bổ khí huyết

Bài thuốc này có tác dụng đại bổ khí huyết, điều hòa tan phủ. Bổ nhất là thận, tim, thần kinh, ngăn ngừa các bệnh phong, tê thấp, sốt rét. Nếu bồi dưỡng thang này sốt rét không tái lại. Những người làm việc bằng trí óc khi dùng bài thuốc này sẽ không thấy mệt mỏi, trí óc sáng suốt, minh mẫn, ăn ngon, ngủ ngon. Còn những người làm việc tay chân gân cốt dẻo dai, lao động không biết mệt. Gồm những vị thuốc như sau:

Chuẩn bị: Nhân sâm (nhị bông sâm), Long nhãn nhục, Dâm dương hoắc - mỗi vị 40g; Lão thục địa, Đăng sâm, Đương quy - mỗi vị 24g; Bắc đô trọng (sao muối), Hoàng tinh, Nhục thung dung, Hắc tảo nhân - mỗi vị 20g; Bạch phục linh, Bạch truật, Chích cam thảo, Bạch thược, Tục doạn - mỗi vị 16g; Ngưu tất 12g; Đại táo 10 quả; Đường phèn 300g.

Thuốc đổ vào hũ, ngâm với 5 lít rượu trắng, loại tốt. Sau 1 tuần lọc lấy rượu thuốc. Xong nấu nửa lít nước sôi hòa tan với 300g đường phèn, đổ trộn với rượu thuốc rồi sử dụng.

Ngâm nước 2 thì đổ 2 lít rượu ngon, ngâm 1 tháng sau mới sử dụng. Mỗi ngày uống 3 lần, sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 ly nhỏ. Uống sau khi ăn cơm và trước khi đi ngủ

Bài thuốc 2: Bồi bổ cơ thể cho phụ nữ mang thai suy nhược cơ thể

Để bồi bổ cơ thể suy nhược của bà bầu, cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng để bảo vệ mẹ và bé khỏi các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Các món cháo hạt sen là lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu.

Món 1: Cháo chim bồ câu hầm hạt sen

Chọn 1-2 con chim bồ câu, hạt sen, gạo tẻ. Làm sạch chim rồi cho vào nồi cùng với gạo. Hạt sen rồi thêm nước hầm nhỏ lửa đến khi toàn bộ nguyên liệu chín nhừ.

Món 2: Canh hạt sen, tim lợn

Tim lợn 1 quả, hạt sen. Tim lợn rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Hạt sen nếu khô thì ngâm trong nước khoảng 2-3 tiếng trước khi nấu. Phi thơm hành với dầu ăn, cho tim lợn vào đảo đều tay, tim hơi săn lại thì cho gia vị mắm muối. Xào đến khi tim ngấm gia vị thì cho nước và hạt sen vào đun đến khi hạt sen chín mềm.

Bài thuốc 3: Chè dưỡng nhan

Đối tượng sử dụng:

- Người ăn không ngon, thường xuyên mất ngủ.

- Người bị stress do công việc, trong cuộc sống dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng.

- Người có làn da có dấu hiệu của việc lão hóa.

- Bệnh nhân bị đau dạ dày lâu năm.

Mặc dù, phần chuẩn bị nguyên liệu hơi vất vả nhưng chúng ta lại có món chè thành phẩm thơm ngon, đẹp mắt mà lại bổ dưỡng sức khỏe. Ăn chè long nhãn giúp thanh nhiệt, mát gan, đẹp da và giảm cân rất hiệu quả, chè này còn có tên gọi là chè dưỡng nhan.

Các nguyên liệu gồm có: Tuyết yến, hạt bồ mễ (tuyết liên tử), nhựa đào, long nhãn, câu kỷ tử, đông trùng hạ thảo, hạt bạch quả, lá dứa - mỗi vị 10g; Hạt sen khô, quả táo đỏ - mỗi vị 15g; Hạt chia (hoặc là hạt é), hoa mộc quế (quế hoa) khô - mỗi vị 5g; 2 tai nấm tuyết; 100g đường phèn.

Cách nấu:

Bước 1: Các nguyên liệu cần ngâm nước ít nhất 8 tiếng: Bồ mễ, tuyết yến, nhựa đào. Riêng nấm tuyết, hạt chia bạn có thể ngâm 1 tiếng trước khi nấu. Sau khi thấy nở đều và mềm, vớt ra, để ráo nước, nấm tuyết thái miếng vừa ăn. Lưu ý mẹo để nấu bạch quả không bị đắng, có thể tách bỏ tim của nó.

Bước 2: Cho lên bếp 1,5 lít nước lọc, đường phèn giã nát rồi thả vào nồi nước, tiếp đến cho lần lượt: Lá dứa, bồ mễ, hạt sen, táo đỏ, long nhãn vào nấu trong 15 phút.

Bước 3: Tiếp đến, cho nấm đông trùng, nấm tuyết vào nồi, tiếp tục đun sôi thêm 10 phút.

Bước 4: Cuối cùng cho kỷ tử, tuyết yến, nhựa đào, hạt chia vào nấu, khi thấy tuyết yến và nhựa đào nở đều cũng là lúc chuẩn bị tắt bếp. Trước khi tắt bếp, bạn thêm hoa quế vào để món chè có màu sắc hấp dẫn hơn.

Bước 5: Múc ra bát hoặc cho vào chai bảo quản lạnh, chè long nhãn tuyết yến ăn lạnh rất ngon.

Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để không bị chua, trung bình có thể bảo quản tốt trong 7-10 ngày. Sau thời gian này nên kiểm tra xem có bị chua hay không.

Bài thuốc 4: Bồi bổ huyết, tăng huyết

Hoàng kỳ có tác dụng rất tốt tới huyết thanh trong cơ thể con người do đó chúng được dùng giúp bổ huyết và điều trị huyết hư.

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 40g; Đương quy 8g. Đem nguyên liệu trên cho vào nồi sắc lấy nước uống. Phần nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày; mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc 5: Cháo bồi bổ máu

Làm tăng máu, da hồng hào, chữa bệnh thiếu máu, thiếu sắt, thiếu hồng cầu.

Chuẩn bị: 50g gạo nếp; 10 quả táo đỏ; 50g đậu đỏ; 50g đậu phộng; Đường đỏ vừa đủ ngọt. Nấu thành cháo rồi thưởng thức.

Bài thuốc 6: Gà hầm hoàng kỳ

Bồi dưỡng cho người thiếu máu thuộc thể khí huyết lưỡng hư (đầu choáng mắt hoa, tiếng nói nhỏ yếu, khó thở, dễ hồi hộp, hay chảy máu cam và chân răng, sắc mặt và niêm mạc nhợt nhạt).

Hoàng kỳ là vị thuốc chính có công dụng đại bổ tỳ khí và phế khí. Đương quy bổ huyết, hai vị phối hợp với nhau giúp cho khí và huyết đều được phục hồi, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào máu.

Chuẩn bị: Thịt gà 100g, sinh hoàng kỳ 20g, đương quy 10g, đảng sâm 20g, gừng tươi 15g, đại táo 10 quả. Thịt gà chặt miếng, gừng giã nát, các vị thuốc rửa sạch, tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa chừng 2 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Bài thuốc 7: Gan heo nấu với đậu nành

Chuẩn bị: Đậu nành 50g vào nước lạnh ngâm cho mềm, rồi vớt ra cho vào nước nấu, nấu đến sôi thì cho gan heo 50g vào, nêm nếm vừa ăn.

Công dụng: Ngoài việc bổ dưỡng, món này còn chứa nhiều chất sắt, có tác dụng kiện tỳ hòa vị, ích khí sinh tân, thích hợp bồi dưỡng cho người bệnh thiếu máu ác tính.

Bài thuốc 8: Bồi bổ máu cho phụ nữ và người cao tuổi bị thiếu máu khiến cơ thể suy nhược

Chuẩn bị: Cam thảo 40g; Hạt sen, sâm bố chính và hà thủ ô - mỗi thứ 100g; Đại hồi 8g; Thảo quả 12g. Đem các vị tán thành bột mịn và làm thành viên. Mỗi lần uống 10g, ngày dùng 2 lần.

Ảnh minh họa: Thuốc dân tộc

Ảnh minh họa: Thuốc dân tộc

Bài thuốc 9: Bồi bổ huyết, bổ thận, bồi dưỡng cơ thể

Chuẩn bị: Quả sim khô 12g; Đậu đen (sao) 16g; Sâm đại hành (sao thơm) 12g; Lá dâu non (sao sơ). Nấu với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần, uống trước bửa ăn.

Bài thuốc 10: Bồi bổ phổi

Chuẩn bị: Lá quao nước 40g; Lạc tiên, bọ mắm mỗi vị 20g; 10g huyết dụ; 5g cỏ chân vịt; 50g mía lau. Tất cả đem rửa sạch rồi sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 11: Bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sanh, người mới ốm dậy

Chuẩn bị: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm.

Bài thuốc 12: Bồi bổ khí huyết và gân xương, suy nhược cơ thể

Chuẩn bị: Ba kích, đảng sâm và củ mài - mỗi vị 16g; Mẫu lệ (vỏ hàu), cẩu tích, bạch truật, tục đoạn, hoàng kỳ, tắc kè đá và đương quy - mỗi vị 12g; Thiên kiên kiện 10g. Nấu cao lỏng uống hoặc sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc 13: Bồi bổ cho trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, chậm biết đi

Chuẩn bị: Ngũ gia bì 3 - 5g; Mộc qua 3 - 5g; Ngưu tất 3 - 5g. Sắc lấy nước uống hàng ngày.

Bài thuốc 14: Bồi bổ khí huyết

Chuẩn bị: 12g mỗi loại - Đỗ trọng, sa nhân, thục địa, đẳng sâm; 8g mỗi loại - Hạt dây tơ hồng, long nhãn, bạch truật, viễn chí, củ mài; 4 quả đại táo.

Cho 400ml nước vào ấm sắc còn 200ml. Mỗi ngày chia làm 2 lần, 1 lần dùng 100ml.

Bài thuốc 15: Bồi bổ khí huyết, bồi bổ gân xương cho người cao tuổi, người suy nhược cơ thể, gãy xương

Chuẩn bị: Đảng sâm, hoài sơn, ba kích - mỗi vị 16g; Hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, cẩu tích, tục đoạn, mẫu lệ, cốt toái bổ - mỗi vị 12g; Thiên niên kiện 10g.

Sắc uống ngày một thang hoặc nấu cao lỏng uống.

Bài thuốc 16: Bồi bổ khí huyết cho phụ nữ

Bài thuốc bổ khí huyết cho phụ nữ thường sử dụng những vị thuốc có đồng thời cả hai tác dụng bổ khí và bổ huyết, dùng chữa bệnh khí huyết hư.

Nhắc đến thuốc bổ khí huyết cho phụ nữ, đầu tiên phải nhắc đến bát trân thang. Đây là bài thuốc kết hợp của hai bài thuốc “tứ quân” bổ khí và “tứ vật” bổ huyết. Từ bài thuốc “Bát trân thang” có thêm thêm một số vị thuốc khác để thành những bài thuốc mới.

Chuẩn bị: Thục địa 20g; Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Đẳng sâm, Bạch linh, Bạch truật - mỗi vị 12g; Cam thảo 10g. Rửa sạch và đem sắc nước uống.

(Bồi bổ khí huyết, bồi bổ sức khỏe, giúp ăn ngon ngủ tốt, điều trị các chứng hiếm muộn vô sinh ở phụ nữ do khí huyết suy, rối loạn kinh nguyệt, người mệt mỏi).

Bài thuốc 17: Bồi bổ mắt, làm sáng mắt và hổ trợ điều trị mắt đỏ

Chuẩn bị: Đường phèn vừa đủ, gạo tẻ 50g, hạ khô thảo 10g, lá dâu 10g và hoa cúc trắng 12g.

Đem các dược liệu rửa sạch và nấu lấy nước, bỏ bã, thêm gạo tẻ và đường phèn vào nấu thành cháo loãng, chia thành 2 lần ăn.

Lưu ý: Người bị tiêu chảy mãn tính và tỳ vị hư hàn không nên dùng bài thuốc này.

Bài thuốc 18: Bồi bổ cho người suy nhược sau sinh, sau phẫu thuật, suy yếu sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời, ăn uống không ngon miệng, đổ mồ hôi trộm, lạnh chân tay, thiếu máu

Bài này dùng trị các hư chứng ở thời kỳ toàn thân suy nhược vì những bệnh mạn tính.

Chuẩn bị: Đẳng sâm 16g; Bạch truật, Bạch linh, đương quy, bạch thược - mỗi vị 12g; Cam thảo, nhục quế - mỗi vị 6g; Thục địa 20g; Xuyên khung 8g; Hoàng kỳ 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 19: Bồi bổ cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sanh, người mới ốm dậy

Chuẩn bị: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm.

Bài thuốc 20: Canh thập toàn đại bổ, giàu dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng hiệu quả

Món 1: Mồng tơi 2 bó;  Mướp hương 1 quả ; Tôm khô 100gram.

Tôm khô rửa sạch, ngâm với nước trong vòng 10 phút để tôm mềm, băm nhỏ. Mướp rửa sạch, nạo vỏ, thái thành từng miếng vừa ăn. Mồng tơi rửa sạch, nhặt lấy lá và ngọt, cắt khúc khoảng 3 – 4cm. Bắc 1 nồi nước lên bếp tôm khô. Khi sôi bùng thì cho mướp vào, nấu khoảng 3 phút thì cho tiếp mồng tơi vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn, đậy nắp, nấu thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.

Món 2: Canh bầu nấu ngao: Ngao 750 gram; Bầu 1 quả tầm 400 – 500g.

Ngao ngâm trong thau nước muối hoặc có thêm chút ớt cho nhả sạch đất cát bên trong, rửa lại với nước sạch. Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Bắc 1 nồi nước lên bếp ngao vài lát gừng thái mỏng. Sau đó cho bầu vào 1 thìa muối 1 thùa hạt nêm , khuấy đều. Đến khi ngao há miệng, nêm lại gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Có thể rắc thê chút tiêu để tăng thêm vị cay nồng.

Món 3: Canh bí đỏ thịt băm: Bí đỏ 300 gram; Thịt heo xay 200 gram.

Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Tỏi đập dập băm nhỏ, hành lá rửa sạch thái nhỏ. Ướp thịt với: 1/2 thìa cà phê hạt nêm 1/2 thìa cà phê muối 1/4 thìa cà phê tiêu , trộn đều, để nguyên trong vòng 10 phút. Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, phi thơm tỏi rồi cho thịt heo vào xào 1 đến 2 phút để thịt săn lại, rồi cho tiếp 1 lít nước lọc. Khi nước sôi thì cho bí đỏ vào, văn lửa vừa, đun trong vòng 10 đến 15 phút thì bí bỏ mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc thêm một ít hành tiêu rổi tắt bếp.

Món 4: Canh hạt sen

Dùng hạt sen 100g, 2 củ sen, đại táo 200g và một ít đường. Rửa ngó sen, thái hạt lựu, hạt sen ngâm nước cho mềm. Bỏ ngó sen, hạt sen và đại táo vào nồi, cho thêm nước. Đun sôi với lửa nhỏ trong 1 giờ 30 phút, thêm đường vào ăn.

Bài thuốc 21: Bồi bổ cho người khí huyết hư, ăn uống kém, mệt mỏi, suy nhược, da tái nhợt thiếu máu

Chuẩn bị: Gà hầm tam thất: Gà mái hoặc gà ác 1 con, tam thất 20g.

Gà làm sạch, tam thất tán bột cho vào bụng gà, hầm cách thủy cho chín, thêm gia vị ăn nóng.

Bài thuốc 22: Bồi bổ cho người thiếu máu, da vàng tái do can huyết hư suy nhược cơ thể

Chuẩn bị: Đậu nành nấu gan lợn

Đậu nành 100g, gan lợn tươi 80g. Đậu nành nấu chín, cho gan lợn thái miếng, gia vị vừa đủ vào đun chín, chia 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 23: Bồi bổ cho người mất ngu, mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt

Chuẩn bị: Gà hầm hà thủ ô: Gà mái 1 con (khoảng 1kg), hà thủ ô 30g.

Gà làm sạch, hà thủ ô gói trong vải xô, đặt trong bụng gà, thêm gia vị, gừng tươi, hầm cách thủy. Bỏ bã thuốc, ăn cái, uống nước.

Bài thuốc 24: Bồi bổ cho người suy nhược cơ thể, sơ lạnh, sơ gió, tay chân lạnh

Chuẩn bị: Canh ngao cà rốt đậu đỏ: Ngao biển 1kg, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g.

Ngao nấu canh, cho đậu đỏ, cà rốt, xuyên khung, gia vị vừa đủ, đun chín. Khi ăn, vớt bỏ bã xuyên khung, ăn liên tục 5 - 7 ngày.

Bài thuốc 25: Bồi bổ cho người suy nhược cơ thể

Bồi bổ cho những người suy nhược cơ thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hop, tim đập mạnh, khó ngủ, làm việc kém hiệu quả do lao động nặng trong thời gian dài, ăn uống kém chất dinh dưỡng, do mắc bệnh cấp tính nặng nay đang bình phục, phụ nữ sau sinh nở và thời kỳ cho con bú,…

Sau đây là những món ăn để bồi dưỡng cho những người suy nhược cơ thể có thể áp dụng:

Món 1: Râu ngô hoặc bắp ngô non 30g, móng giò lợn 1 cái, gừng 5g, hành và gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi ninh nhừ. Cách ngày ăn 1 lần, ăn trong 3 tuần liền.

Món 2: Gà trống non 1 con khoảng gần một cân, quy thân 10g, đẳng sâm 15g, thục địa 15g, kỷ tử 10g, hạt sen 20g, ngải cứu 20g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, 1 tuần ăn 2 lần, ăn trong 4 tuần liền.

Món 3: Chim cút 1 con, cát cánh 15g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, đại táo 7 quả, gừng, hành, rượu, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, cách ngày ăn 1 lần, trong 4 tuần liền.

Món 4: Thịt gà ác 100g, đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, chia ăn vài lần trong ngày. Ăn trong 1 tuần

Món 5: Thịt dê 100g, gừng tươi 15g, đậu phụ 2 bìa. Gừng tươi thái nhỏ, thịt dê xào qua, sau đó cho gừng và thịt dê nấu chín với mắm muối vừa phải. Tiếp đó cho đậu phụ nấu tiếp 15 phút. Ăn cái uống nước. Ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày.

Món 6: Chim bồ câu 2 con, đông trùng hạ thảo 15g, hoài sơn 15g , long nhãn 10g, mộc nhĩ trắng 10g, hạt sen 15g, một ít gừng và đường phèn.

Cách làm: Chim bồ câu bỏ nội tạng, làm sạch lông để ráo nước. Hạt sen cho vào nồi luộc qua, dùng đũa khuấy nhanh, bóc bỏ vỏ ngoài. Mộc nhĩ trắng ngâm trong nước ấm, rửa sạch. Hạt sen và chim cho vào bát hấp, trên rắc một lớp gừng rồi cho tiếp đông trùng hạ thảo, hoài sơn, long nhãn, mộc nhĩ trắng và đường phèn vào. Đổ nước sôi vào gần đầy bát thì đậy lại, cho bát vào nồi nước sôi hầm cách thủy trong 3 giờ là dùng được. Dùng trong 1 tuần.

Món 7: Long nhãn 15g, đương quy 15g, thịt gà 250g, khởi tử 15g, nhục thu dung 15g. Đun cách thủy 1 giờ, ăn liền 7 ngày, mỗi ngày 1 lần. Những người suy nhược thể lực yếu món ăn này rất tốt.

Món 8: Cá chép 1 con khoảng 8 lạng. Cá chép làm sạch rồi ướp tỏi đã giã nhỏ, cho mắm muối vừa đủ rồi hấp cách thủy. 2 ngày ăn 1 lần, ăn trong 2 tuần.

Bài thuốc 26: Bồi bổ phụ nữ sau sanh, người bị thiếu máu

Chuẩn bị: Hà thủ ô, lá vông, hạt sen, long nhãn, đỗ đen (sao) - mỗi loại 12g; Quả dâu chín 16g

Cho nước xâm xấp mặt các nguyên liệu. Đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 2 bát con nước thuốc. Sắc mỗi ngày uống hết 1 thang và uống làm 2 lần.

Bài thuốc 27: Bồi bổ suy nhược cơ thể sau viêm phế quản, viêm phổi

Chuẩn bị: 16g củ mài; Vỏ rễ dâu, cần thục địa, thiên môn, mạch môn - mỗi vị 12g; Mạch nha, quy bản - mỗi vị 10g; 8g bán hạ chế; 6g vỏ quýt. Cho nước xâm xấp mặt các nguyên liệu. Đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 2 bát con nước thuốc. Sắc mỗi ngày 1 thang và chia uống làm 2 lần.

Bài thuốc 28: Bồi bổ suy nhược cơ thể sau viêm đại tràng, viêm dạ dày

Chuẩn bị: 16g bố chính sâm; Củ mài, biển đậu, ý dĩ, hạt sen. bạch truật - mỗi vị 12g; 10g hạt cau; Vỏ quýt, nam mộc hương - mỗi vị 6g. Cho nước xâm xấp mặt các nguyên liệu. Đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 2 bát con nước thuốc. Sắc mỗi ngày 1 thang và uống làm 2 lần.

Bài thuốc 29: Bồi bổ suy nhược cơ thể ở người già

Chuẩn bị: 20g Nam đỗ trọng; Ba kích, thục địa, củ mài, hà thủ ô, củ súng - mỗi vị 12g; Cao ban long, cao quy bản - mỗi vị 10g; 8g phụ tử chế; 4g nhục quế. Cho nước xâm xấp mặt các nguyên liệu. Đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 2 bát con nước thuốc. Sắc mỗi ngày 1 thang và uống làm 2 lần.

Chú ý: Riêng cao ban long và cao quy bản, sau khi sắc thuốc xong, chắt thuốc ra bát rồi mới cho vào.

Bài thuốc 30: Bồi bổ suy nhược cơ thể sau 1 số bệnh

Một số bệnh như bệnh truyền nhiễm gây sốt cao, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp… nên sử dụng bài thuốc này.

Chuẩn bị: Đảng sâm (hoặc bố chính sâm), thục địa, ngưu tất - mỗi vị 16g; Bạch linh, quy bản, thiên môn, mạch môn, đỗ trọng - mỗi vị 12g; 8g Hoàng bá; Rau thai nhi 1 cái. Cho toàn bộ nguyên liệu trộn với nhau và tán nhỏ thành bột. Nhào bột với mật ong rồi viên lại. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần.

Bài thuốc 31: Bồi bổ cho những người suy nhược cơ thể theo các triệu chứng ho không đu sức, thở ngắn, thở gấp

Bài 1: Hoàng kỳ 12g, nhục quế 6g, cam thảo 6g, đảng sâm 16g. Với những người ra nhiều mồ hôi cho thêm tiểu mạch 10g, mẫu lệ 16g; Nếu bệnh nhân có ho thì cho thêm tang bạch bì 10g, tử uyển 10g.

Bài 2: Liên nhục 20g, kỷ tử 8g, táo nhân 12g, đảng sâm 12g, liên tu 12g, lá vông 10g, hương phụ 10g, sa sâm 12g.

Bài 3: Tử uyển 12g, đảng sâm 10g, thục địa 12g, ngũ vị 10g, hoàng kỳ 10g, tang bạch bì 12g.

Bài thuốc 32: Bồi bổ cho những người suy nhược cơ thể theo các triệu chứng người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt

Bài 1: 12g bạch thược, 12g sinh địa, 12g đương quy, 8g phục linh, 8g toan táo nhân, 6g cam thảo, 12g mạch môn. Mỗi ngày sắc uống hết 1 thang.

Bài 2: Thục địa, câu đằng, kỷ tử, sa sâm, hoài sơn, mạch môn, mỗi vị 12g; sơn thù, bá tử nhân, trạch tả, phục linh, cúc hoa, táo nhân, mẫu đơn bì mỗi vị 8g. Mỗi ngày sắc uống hết 1 thang.

Bài 3: 12g thạch hộc, 12g sa sâm, 16g câu đằng, 12g mẫu lệ, 12g hạ khô thảo, 12g kỷ tử, 12g mạch môn, 8g toan táo nhân, 8g trạch tả, 8g cúc hoa, 8g địa cốt bì. Mỗi ngày uống hết 1 thang.

Bài thuốc 33: Bồi bổ cho những người suy nhược cơ thể theo các triệu chứng ngủ ít, dễ hoảng sợ

Bài 1: Hoài sơn, đỗ đen sao, đảng sâm, liên nhục, bạch truật, kỷ tử, ý dĩ mỗi vị 12g; toan táo nhân, long nhãn, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Bạch truật, đại táo, hoàng kỳ, đảng sâm mỗi vị 12g; phục linh, long nhãn, toan táo nhân, đương quy mỗi vị 8g; vân mộc hương, viễn chí mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý: Những bài thuốc trên đây chỉ là những bài thuốc căn bản, nó còn tùy thuôc vào giai đoạn, thể trạng và vị trí đau của mỗi người khác nhau. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với ông Rum qua trang cá nhân để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung 
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer